lê hoàn
06/06/2014

Văn hoá công sở của người Nhật

Trên thế giới hiện nay, các công ty Nhật Bản được xem là các công ty xây dựng văn hóa công ty đạt hiệu quả nhất và nhờ đó trở thành các công ty hàng đầu trên thế giới như Honda, Toyota, Missushita…

Công việc làm trọn đời

Tại Nhật Bản, “công việc làm trọn đời” luôn là phương pháp nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong công việc. Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những nam công nhân viên có tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời, ít tình nguyện đổi công ty hơn so với các nhân viên ở các nước khác. Những công nhân viên khác gọi là những công nhân viên tạm thời, thường chiếm khoảng 6% lực lượng lao động, ngay cả ở những công ty lớn như Toyota. 
 
Công việc làm trọn đời không những giúp nhân viên nâng cao năng suất, khả năng cống hiến mà còn giúp công tác nhân sự của doanh nghiệp bình ổn. Doanh nghiệp sẽ sở hữu được những nhân viên mà chất lượng công việc được nâng cao dần theo kinh nghiệm tích lũy. Thậm chí, khi hoạt động kinh doanh sa sút, hay khi phải tiết kiệm lao động, các công ty giữ lại số công nhân viên làm việc suốt đời, sa thải số công nhân tạm thời, giảm tiền thưởng và thuyên chuyển công nhân viên làm việc trọn đời sang các bộ phận sản xuất khác nhưng vẫn nhận được sự đồng thuận từ hệ thống của mình. 
van hoa cong so cua nguoi nhat Văn hoá công sở của người Nhật
Người Nhật yêu thích những công việc trọn đời. Ảnh minh hoạ

Không về nhà ngay sau giờ làm

Người phương Tây thường tự hỏi vì sao người Nhật Bản vẫn ở lại công sở rất lâu. Theo người Nhật Bản, 5 giờ chỉ là giờ tan sở mang tính chính thức. Giờ làm không chính thức thường được tiếp tục đến tối- nếu không có ngoại lệ nào. Hiếm khi nào, “sau 5 giờ” chỉ đến thời gian riêng tư.
 
Tại sao người Nhật thường làm rất trễ? Điều đó có nghĩa là với việc ở lại công sở lâu, hiệu suất làm việc người Nhật Bản cao hơn người phương Tây?
 
Thông thường, người phương Tây không hiểu được hành vi này. Cho dù người phương Tây có trung thành với công ty nhiều đi chăng nữa, họ không thể từ bỏ bữa tối cũng như thời gian dành cho gia đình để hoàn thành xong công việc.
 
Ở Nhật Bản nói riêng và người châu Á nói chung, người ta phải hiểu rõ nhau trước khi làm ăn chung. Do vậy, dù bạn có hiểu rõ bản chất công việc, nếu bạn là người lạ, bạn vẫn không thể được xem là một phần của mọi người.
 
Người Nhật Bản phải thường xuyên đến công ty của đối tác và khách hàng. Thường thì người bán hàng hay quản lí dành ra một ngày cho công việc đó. Do vậy, họ không có nhiều thời gian trên bàn làm việc cho những công việc văn phòng như làm hóa đơn và nghiên cứu sản phẩm, cho đến tận buổi tối. Ngoài ra, người Nhật luôn cố gắng đạt được sự chấp thuận từ nhiều người càng tốt trước khi đưa ra quyết định. Điều đó yêu cầu nhiều cuộc gặp mặt thảo luận để đạt thỏa thuận. Do vậy, thời gian làm việc trong ngày đều bị “nuốt trọn”.

Tinh thần sáng tạo trong công việc

Người nước ngoài khi nhìn người Nhật làm việc tại các công ty thường cảm nhận nặng nề vì cường độ làm việc quá cao hay áp lực công việc lớn, lại có sự phân cấp, làm theo mệnh lệnh, vâng lời và rập khuông. Nhưng nếu chỉ nhìn nhận vấn đề tới đây, thì họ không thể hiểu được những thành tựu mới mỗi ngày được sáng tạo bởi nhân viên thuộc các công ty Nhật Bản. Đối với người Nhật, chăm chỉ làm việc và làm hết khả năng của mình vì sự phát triển của công ty được xem như là chuẩn mực. Trong chuyên môn của mình, họ được tạo môi trường để có thể sáng tạo tốt nhất trong khả năng của mình. Đôi khi không phải là cái mới nhất nhưng đã làm ra cái tốt hơn trước đây.
 
Bên cạnh đó, người Nhật còn cố gắng đưa vào các sản phẩm của mình yếu tố nghệ thuật đẩ tăng thêm nguồn cảm xúc và tính mỹ cảm cho người sử dụng. Chiến lược phát triển kinh tế của Nhật nói chung và nghệ thuật marketing Nhật Bản nói riêng đã đi theo những cách thức mới lạ và được cả thế giới ngả mũ kính phục vì tính hiệu quả vượt trội. Gắn liền với sự phát triển là hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và nhân sự phát triển.
 
van hoa cong so cua nguoi nhat tinh sang tao Văn hoá công sở của người Nhật
 
Người Nhật luôn đề cao tinh thần sáng tạo. Ảnh minh hoạ

Người Nhật Bản cư xử khác nhau theo từng môi trường 

Người phương Tây thường rất ngạc nhiên khi ra ngoài uống nước với người Nhật. Người Nhật thông thường khá cứng nhắc, lịch sự bỗng dung trở nên cởi mở sau vài chai bia. Giống như họ đã hoàn toàn biến mình thành một người lạ khác.
 
Thực tế rằng, người Nhật thường thể hiện bản thân nhiều hơn khi ra ngoài uống bia. Điều đó có liên quan đến khái niệm “ba” (địa điểm) rất quan trọng trong việc làm ăn tại Nhật Bản.
 
Người Mỹ thường có cụm từ “Người quản lí một phút”. Điều đó có nghĩa là rất tốt khi một người quản lí có thể cảnh báo, khen ngợi và đưa ra lời chỉ dẫn cho nhân viên trong khoản thời gian ngắn ngủi đó. Người Mỹ thấy rằng người quản lí nào có thể đưa ra lời chỉ dẫn dễ hiểu nhanh chóng ngắn gọn là người làm được việc.

Làm việc theo nhóm

Tại Nhật Bản và các hoạt động đầu tư của Nhật Bản, người ta thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó mà thôi. Xét về mặt liên kết nhóm thì một phần của mức lương thường không dựa trên sản lượng, vì nếu vậy nhóm sẽ gây áp lực đòi hỏi không được vắng mặt thường xuyên và luôn cố gắng nhiều. 
 
Các công nhân viên có thể luân phiên làm các công việc trong nhóm để giảm sự nhàm chán và phát triển khả năng thay thế phòng khi người nào đó trong nhóm vắng mặt. Ngoài ra, các nhóm công nhân viên còn kiểm soát được chất lượng. 

 

Sống vì tập thể

Xã hội Nhật Bản rất coi trọng giá trị tập thể. Họ không đánh giá cao vai trò cá nhân như người Mỹ, mà luôn hướng đến sự đồng tâm hợp lực để đạt được kết quả cao nhất. Nhiều nhà quản lý Tây Âu khi đến Nhật Bản làm việc đã thất bại khi áp dụng cách quản lý chú trọng vai trò cá nhân mà quên đi tầm quan trọng của tập thể.
 
Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một doanh nghiệp sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình, và ở đó ai cũng muốn trở thành “sao” mà không quan tâm đến việc mình sẽ đóng góp như thế nào cho thành công chung của tập thể. Thế nhưng quan niệm xem trọng vai trò tập thể có thể dung dưỡng những cá nhân yếu kém ẩn mình dưới một tập thể lớn mạnh. Điều quan trọng là chúng ta biết cách cân bằng hai khái niệm “tập thể” và “cá nhân” đó.
Làm hết sức, chơi hết mình
Sau một ngày làm việc cật lực, các nhân viên Nhật Bản không ngại tìm cách giải tỏa stress. Họ thường đến các quầy bar để trút bầu tâm sự. Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke. Tại đây mọi người được thoải mái hát hò. Việc ca hát thỏa thuê này ngoài việc giúp họ lấy lại cân bằng sau một ngày làm việc vất vả còn là dịp để họ cùng chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tinh thần đồng đội.
 
Giải trí là một phần quan trọng không kém trong một ngày làm việc, giúp giải tỏa căng thẳng và giữ thăng bằng trong công việc. Bạn hãy nhớ, khi đi chơi hoặc làm bất kỳ việc gì với đồng nghiệp, bạn hãy luôn là một phần không tách rời của nhóm.

Bài viết ngẫu nhiên
Trái cây Akebi Nhật Bản
Trái cây Akebi Nhật Bản
Giao tiếp tiếng Nhật trong nhà hàng - Phần 1
Giao tiếp tiếng Nhật trong nhà hàng - Phần 1
Cánh đồng tiên cảnh Biei
Cánh đồng tiên cảnh Biei
Top 10 fashion icon đình đám xứ hoa anh đào
Top 10 fashion icon đình đám xứ hoa anh đào
“Sốc” với cách mẹ Nhật dạy con giới tính
“Sốc” với cách mẹ Nhật dạy con giới tính
Mua sắm ở Nhật Bản
Mua sắm ở Nhật Bản
Nhật Bản “lặng yên”
Nhật Bản “lặng yên”
Mùa hoa anh đào nở rực rỡ Nhật Bản
Mùa hoa anh đào nở rực rỡ Nhật Bản
Tắm suối nước nóng và ngủ phòng Tatami ở Nhật
Tắm suối nước nóng và ngủ phòng Tatami ở Nhật
10 thói quen kỳ lạ ít ai biết đến của người Nhật Bản
10 thói quen kỳ lạ ít ai biết đến của người Nhật Bản


Fanpage "tiếng nhật 24h"