Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập với các nước trên thế giới và thu hút nhiều sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam,… Trong đó, phải kể đến các tập đoàn, thương hiệu nổi tiếng từ Nhật Bản. Nhật Bản cũng là 1 trong những nước có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam nhất và số liệu ấy cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ là 1 trong những khó khăn khi họ đến với Việt Nam. Chính vì vậy, mà nhiều khóa học tiếng Nhật chất lượng và tốt nhất tại TPHCM được tổ chức để người Việt có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn khi Nhật Bản ngày càng có nhiều chính sách tốt dành cho người Việt.

  • Bạn đang là học sinh, sinh viên muốn học thêm ngôn ngữ mới?
  • Bạn muốn có cơ hội việc làm tốt hơn?
  • Bạn muốn học tiếng Nhật để đáp ứng yêu cầu của công ty?
  • Bạn có dự định du học, XKLĐ Nhật Bản?
  • Hay đơn giản là yêu thích và đam mê ngôn ngữ Nhật?

Trung tâm tiếng Nhật NEWSKY, Tiền thân là Ngoại Ngữ - Tin học Đức trí thành lập từ năm 2001, thường xuyên khai giảng các khóa học tiếng Nhật tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của mọi đối tượng học viên với các khóa học:

Đặc biệt:

  • Giảm 10% học phí khi đăng ký từ 2 học viên trở lên.
  • Miễn phí kiểm tra trình độ đầu vào
  • Cung cấp giáo viên dạy kèm tiếng Nhật theo yêu cầu học viên tại Nhà (hoặc trung tâm) với thời gian chủ động, linh hoạt.

Học tiếng Nhật tại NEWSKY TpHCM như thế nào?

  • Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, có ít nhất N2 tiếng Nhật và nghiệp vụ sư phạm.
  • Lộ trình học cụ thể từ cơ bản đến nâng cao
  • Cam kết sử dụng được tiếng Nhật chỉ sau 1 khóa học với việc học thông qua các chủ đề thực tế trong cuộc sống, giao tiếp và phản xạ tự nhiên.
  • Lớp học tối đa chỉ 10 học viên
  • Phòng học 100% máy lạnh, cơ sở vật chất hiện đại.

Để được tư vấn và đăng ký các khóa học tiếng Nhật tốt nhất tại TPHCM, vui lòng liên hệ: 090 999 0130 – (028) 3601 6727

Website: www.newsky.edu.vn/hoc-tieng-nhat

 

Trung tâm tiếng Nhật NEWSKY, tiền thân là Ngoại Ngữ Tin học Đức Trí, thành lập từ năm 2001, là 1 trongnhững trung tâm dạy học tiếng Nhật Uy tín lâu năm tạiTPHCM, với hơn 16 năm kinh nghiệm đào tạo tiếng Nhật cho nhiều thế hệ học viên.

Nếu bạn đang bâng khuâng không biết nên học tiếngNhật ở đâu Uy tín? ở đâu là tốt nhất? Thì đây sẽ là câu trả lời mà NEWSKY dành cho bạn với những đặc trưngkhác biệt:

• Chất lượng đào tạo: các khóa học tại trung tâm có lộtrình học cụ thể và chia thành các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao (căn bản, sơ cấp 1, sơ cấp 2, sơ trungcấp, trung cấp và cao cấp) phù hợp để bạn có thể họcgiao tiếp tiếng Nhật và chuẩn bị cho việc luyện thicác chứng chỉ N5, N4, N3 tại trung tâm.

• Phương pháp tối ưu: vận dụng kiến thức vào thựctiễn, các chủ đề giao tiếp trong cuộc sống hằng ngàyvới mục tiêu là “học và sử dụng được”.

• Môi trường giáo dục: giáo viên tại trung tâm làthầy/cô có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt huyếtvới nghề. Đội ngũ nhân viên thân thiện, hòa đồng, đậm chất giáo dục.

• Uy tín lâu năm: hơn 16 năm đào tạo tiếng Nhật chocác đối tượng học viên khác nhau.

Các khóa học:

• Giao tiếp tiếng Nhật cấp tốc và dài hạn.

• Luyện thi N5, N4, N3 chứng chỉ tiếng Nhật

• Tiếng Nhật cho trẻ em

• Đào tạo tiếng Nhật cho công ty, doanh nghiệp

• Đặc biệt: cung cấp giáo viên dạy kèm tại nhà (hoặctrung tâm) theo nhu cầu của học viên với lịch họclinh động.

Đối tượng tham gia học tập:

• Học tiếng Nhật để có cơ hội tìm kiếm việc làm tốthơn, để phục vụ công việc, …

• Học để giao tiếp với người Nhật

• Học để xuất khẩu, du học hay du lịch?

• Để luyện thi chứng chỉ tiếng Nhật?

• Hay đơn giản học vì yêu thích…

Trong thời đại đất nước hội nhập, đặc biệt là mối quan hệgiữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng rộng trong nhiềulĩnh vực, chính sách ưu đãi của Nhật Bản đối với ngườiViệt cũng rất cao, … việc học thêm 1 ngoại ngữ khá phổbiến như tiếng Nhật là rất cần thiết. Với mục tiêu “ai cũngcó thể học ngoại ngữ, ai cũng có quyền mở ra tương laicho mình”, Trung Tâm Tiếng Nhật NEWSKY hi vọngcó thể đáp ứng nhu cầu “học tiếng Nhật ở đâu Uy tín” chomọi đối tượng khác nhau, đặc biệt tại TpHCM.

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ NEWSKY: 090 999 0130 – (028) 3601 6727

Website: www.newsky.edu.vn/hoc-tieng-nhat

Nếu bạn ghi nhớ được 10 phong tục Nhật Bản cần biết này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn với người dân địa phương, được họ đón chào hơn và sẽ hiểu sâu hơn về cuộc sống và con người Nhật Bản thay vì chỉ cưỡi ngựa xem hoa.

 

Cúi đầu để bày tỏ sự tôn trọng người khác

Cúi đầu được xem là một dạng nghệ thuật ở Nhật bản và học sinh được học tập hành vi tôn kính này ngay từ lúc chúng bắt đầu vào trường học. Đối với du khách, một động tác cúi đầu đơn giản hơi nghiêng hay cúi đến thắt lưng là cả một vấn đề. Cúi đầu càng thấp khi địa vị hay tuổi tác của người đối diện càng cao. Nếu với bạn bè, chỉ cần nghiêng 30 độ là đủ, nhưng đối với một quan chức công ty thì cần cúi đến 70 độ.

Tác phong tại bàn ăn

10 tập tục nên nhớ khi đến Nhật Bản

Nếu bạn dự một bữa tiệc tối, lấy nước uống rồi thì hãy chờ chủ trì bữa tiệc phát biểu xong đã để cùng nâng ly và hét lên một tiếng Kampai (giống như “dzô” thay lời chúc).

Nếu người bồi trao cho bạn một tấm khắn ướt nhỏ tại các nhà hàng Nhật Bản thì bạn hãy dùng nó lau tay trước khi ăn, sau đó gắp chúng lại cẩn thận và đặt chúng sang một bên. Đừng dùng khăn này làm khăn ăn (napkin) hay để lau bất cứ phần nào trên mặt của bạn.

Ngay trước khi ăn, bất chấp là bữa tiệc 7 món hay chỉ ăn một món tại siêu thị, bạn hãy lễ phép nói câu “itadakimasu” (tôi xin) trước khi ăn.

Đừng đưa “tiền tip”

10 tập tục nên nhớ khi đến Nhật Bản

Tại Nhật Bản, không có tập quán đưa “tiền tip” cho người phục vụ ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù là trên xe taxi, trong nhà hàng hay lúc được người khác chăm sóc. Đưa “tiền tip” cho một người là ít hay nhiều lăng nhục người đó. Đừng áy náy vì trong dịch vụ bạn yêu cầu đã bao gồm cả khoản tiền này, không cần phải cho thêm.

Hãy khoe tài dùng đũa

Tùy thuộc vào nhà hàng bạn đến ăn tối, có thể bạn phải dùng đũa. Nếu cảm thấy khó khăn khi dùng đũa, bạn nên tập trước khi đến Nhật. Ăn tối với người Nhật, bạn đừng ngạc nhiên khi người Nhật đánh giá rất cao khả năng ăn giống dân bản địa của bạn, trong đó có cả kỹ năng dùng đũa.

Trước khi bước qua ngưỡng cửa

Hãy cởi giày dép của bạn trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào tại Nhật Bản. Vào nhà hàng, khách sạn cũng thế. Thường thì có nơi cho bạn để giày và bên cạnh có đôi hài để bạn xỏ chân vào.

Khẩu trang

Khẩu trang tiệt trùng được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, kể cả công nhân viên chức và những người đi đường để ngăn ngừa vi trùng. Nhưng khẩu trang không chỉ dùng bảo vệ vi trùng (bảo vệ cũng chẳng được là bao) mà đôi khi chỉ là phương tiện che cái gì đó trên mặt, hay để người khác… đừng nhận ra mình.

Nhập gia tùy tục

Khi một nhóm học sinh Nhật được hỏi hãy xác định các nguy cơ nào chúng phải đối mặt hôm nay, đa số đồng ý nguy cơ số 1 là chủ nghĩa cá nhân. Trong khi xã hội Nhật Bản hình thành dựa vào các nhóm người hay tổ chức thì xã hội phương Tây hình thành quanh những cá nhân. Điều này có nghĩa là người Nhật chấp nhận cuộc sống như một con ông thợ cần cù, trong những khối thép và bê tông? Không hẳn thế, nhưng kẻ nào sống cá nhân quá sẽ bị đánh giá, thậm chí phải được trị liệu tâm lý. Làm cho người khác chú ý bằng cái tôi là sai lầm lớn.

Văn hóa nhà tắm

10 tập tục nên nhớ khi đến Nhật Bản

Nhà tắm công cộng vẫn sống và sống tốt tại Nhật Bản bất chấp sự đi xuống tại những nơi khác. Sento (nhà tắm ở khu dân cư) rất dễ dàng tìm thấy từ những khu phố lớn ở Shinjuku đến thị trấn nhỏ trên đảo Shikoku. Onsen (suối nước nóng) rất phổ biến tại những khu nghỉ dưỡng cuối tuần. Khác với phòng tắm phương Tây, bạn chỉ được vào phòng tắm Nhật sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, để được trầm mình trong nước nóng từ 10 — 30 phút.

Ngôn ngữ mặc định của bạn là tiếng Anh

Người Nhật nào cũng tự động xem bạn là người nói tiếng Anh thượng hạng cho đến khi nào bạn chứng tỏ mình không biết tiếng Anh. Ngay cả khi đến Nhật Bản thời gian ngắn, bạn cũng sẽ chứng kiến một nhóm học sinh chào người nước ngoài bằng tiếng “Hello! Hello! Hello!” hoặc một ai đó tập đối đáp tiếng Anh với bạn bằng câu nói “Where are you from?”. Dù bạn có thể nói thông thạo tiếng Nhật thì đối với người Nhật, ngôn ngữ mặc định của bạn vẫn là tiếng Anh.

Ám ảnh an toàn

Người Nhật thường cảnh cáo bạn là hãy cẩn thận khi đi lại và hãy để ý những đồ mang theo mình. Lý do đơn giản: Nỗi sợ tội ác tại Nhật rất cao, nhất là đối với người bản địa, nhiều vụ sát nhân hàng loạt đã xảy ra. Tuy nhiên, tỷ lệ tội ác tại Nhật lại vào hàng thấp nhất thế giới. Điều này được chứng minh khi bạn rất dễ dàng chứng kiến các doanh nhân hay thường dân lỡ chuyến tàu ngủ trên ghế đá công viên với tư trang bên cạnh, hay một nhóm bé trai 5 tuổi tự đi bộ hơn 1km đến trường vào buởi sáng sớm mà không sợ bị bắt cóc.

1. Áp dụng, ứng dụng適用(てきよう)Application
2. Ẩn, giấu kín隠す(かくす)Hide
3. Ảnh hưởng xấu悪影響(あくえいきょう)Mischief …
.4. An toàn安全(あんぜん)Safety
5. Lược đồ, bản vẽ sơ lược略図(りゃくず)Schematic drawing
6. Bản vẽ thiết kế図面(ずめん)Drawing
7. Bản hướng dẫn説明書(せつめいしょ)Manual
8. Bản kế hoạch計画書(けいかうしょ)Planning.
9. Bán kính半径(はんけい) (R)Radius
10. Bán kính mặt cầu球の半径 (きゅう の はんけい)(SR)Sphere Radius
11. Ấn xuống, khống chế, áp chế抑える、押さえる(おさえる)Hold, choke, control, restrain, subdue, contain
12. Âm thanh音(おと)Sound, noise
13. Ánh sáng光(ひかり)Light
14. Bản phác thảoスケッチSketch
15. Bản thảo原稿(げんこう)Manuscript, copy
16. Bản thể, thực thể本体(ほんたい)Substance
17. Bẩn thỉu汚す(よごす)Dirty
18. Bản vẽ chi tiết詳細図(しょうさいず)Detail drawing
19. Bản vẽ chiếu bằng平面図(へいめんず)Plan view
20. Bản vẽ chiếu cạnh側面図(そくめんず)Side view
21. Bản vẽ hình chiếu chính主投影図(しゅとうえいず)Principal view
22. Bản vẽ mặt trước正面図(しょうめんず)Front view
23. Bản vẽ tổng quan全体図(ぜんたいず)General drawing
24. Bảng biểu一覧List
25. Bảng kiểm traチェックリスト
26. Bằng nhau, cân bằng均一(きんいつ)Uniform, homogeneous
27. Bằng phẳng, nhẵn nhụi扁平(へんぺい)Splay
28. Bảng tên名札(なふだ)Name card
29. Bánh răngギヤGean
30. Bánh răng ô tô歯車(はぐるま)、モシュールModule
31. Bánh xe sau後輪(こうりん)Back wheel, rear wheel
32. Bánh xe trước前輪(ぜんりん)Front wheel
33. Bánh xe車輪(しゃりん)、輪(りん、わ), ホ イルWheel
34. Bão, gió lớn台風(たいふう)Typhoon
35. Báo cáo報告(ほうこく)Report
36. Báo cáo ngày日報(にっぽう)Daily report
37. Báo cáo tuần週報(しゅうほう)Weekly report
38. Báo cáo tháng月報(げっぽう)Monthly report
39. Bảo đảm, bảo hành保証(ほしょう)Warranty, guarantee
40. Bao hàm, chứa đựng含む(ふくむ)Contain, include
41. Bảo hiểm保険(ほけん)Insurance
42. Bảo quản, duy trì整備(せいび)Maintenance
43. Bắt đầu開始(かいし)Opening, Beginning, start
44. Bất mãn, bất bình不満(ふまん)Complaint, grumble
45. Bắt tay vào việc着手(ちゃくしゅ)Begin
46. Bẻ gập, bẻ gẫy折れる(おれる)Break, bend
47. Bên cạnh, xung quanh傍ら(かたわら)Aside, beside
48. Bền dai, chịu được lâu近傍(きんぼう)Aside, beside
49. Bên phải右記(うき)Right50. Bên trái左記(さき)Left
51. Bên trong, nội thất奥(おく)
52. Bị tai nạn, bị nguy hiểm遭難(そうなん)Distress
53. Biến dạng変形(へんけい)Deformation
54. Độ lệch偏差(へんさ)Deviation55. Biến đổi変更(へんこう)Change
56. Biến mất, tiêu dùng消失(しょしつ)Consumption
57. Biên tập, biên soạn, chọn lọc編集(へんしゅう)Edit
58. Sang số, đổi số変速(へんそく)Shift
59. Bình giá, đánh giá, định giá評価(ひょうか)Value, Assessment
60. Bình quân平均(へいきん)Average
61. Bó, gói, xếp đặt荷造り(にづくり)Pack
62. Bối cảnh背景(はいけい)Background, scene, setting, back
63. Cân, đo lường量る、計る(はかる)Weigh, measure
64. Buộc chặt締める(しめる)Fasten
65. Cân xứng, đối xứng対称(たいしょう)Symmetrical
66. Cạnh, mép, rìa, gờエッジEdge
67. Cánh chịu lựcアームArm
68. Cao hơn以上(いじょう)Above
69. Cấp bậc, mức độグレードGrade
70. Cấp trên, thượng cấp上級(じょうきゅう)Senior, superrior, upper
71. Cắt切る(きる)Cut
72. Câu hỏi質問(しつもん)Question
73. Câu kết thúc khi nhờ vả việc gì đó (gọi điện, viết mail, trao đổi hàng ngày)宜しくお願い致します (よろしく おねがい いたします)
74. Cấu thành構成(こうせい)Formation
75. cấu trúc, xây dựng構築(こうちく)Construction
76. Chạm vào, đụng vào, kề sátタッチTouch
77. Chặn, kẹp lại, không cho tiếp xúc抑える(おさえる)Hold, catch
78. Chào hỏi挨拶(あいさつ)Greeting, compliment
79. Chào trước khi vềお先に失礼します (おさき に しつれいします)
80. Chấp nhận, thừa nhận認める(みとめる)Accept, admit
81. Chặt chẽ, tỉ mỉ, nghiêm ngặt厳密(げんみつ)Strict, rigid
82. Chất đống, đống積み上げ(つみあげ)Pile, heap
83. Chất đốt, nguyên liệuフューエルFuel
84. Chất lượng, phẩm chất品質(ひんしつ)Quality
85. Cháy焼ける(やける)Burn, Fade
86. Chảy (nước chảy)流す(ながす)
87. Chạy lung tung暴走(ぼうそう)Runaway
88. Chạy ra, nhảy ra飛び出す(とびだす)Jump
89. Chảy ra, rò rỉ漏れる(もれる)Escape, drop
90. Chế tạo作る、造る(つくる)Make, produce
91. Kiểm traチェックCheck
92. Chèn vào, lồng vào差し込む(さしこむ)Insert
93. Chỉ định指定(してい)Designation94. Chi phối, ảnh hưởng支配(しはい)Control
95. Chỉ ra, chỉ trích指摘(してき)Indication, notice96. Chỉ thị指示(しじ)Instruction
97. Chỉ dẫn要領(ようりょう)Instruction
98. Chi tiết khác他部品(たぶひん)Part another
99. Chi tiết, bộ phận部品(ぶひん)Part
100. Chi tiết đơn単品(たんぴん)

Cũng giống như Việt Nam, ở Nhật Bản tuyển sinh đại học cũng khá phức tạp với nhiều hình thức thi khác nhau. Các trường đại học lớn, nổi tiếng thi ngày càng khó do số sinh viên thi vào đông, còn các trường nhỏ thì thi tương đối dễ và đa dạng hóa cách tuyển sinh để đối phó với tình trạng số lượng sinh viên ngày càng giảm. Hình thức được sử dụng rộng rãi nhất ở các trường đại học Nhật Bản là thi tuyển thông thường.

Nhật Bản không tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà chỉ căn cứ vào kết quả học tập để xét tốt nghiệp học sinh. Để bước vào ngưỡng cửa đại học, trước hết học sinh phải tham dự một kỳ thi quốc gia gọi là “Senta Shiken” (kỳ thi trung tâm) được tổ chức vào khoảng giữa tháng 1 dành cho những sinh viên có nguyện vọng thi vào các trường đại học công lập (kokuritsu/ quốc lập) và của tỉnh, thành phố lập (shiritsu/ thị lập).

  

Kỳ thi đại học ở Nhật Bản

Học sinh chuẩn bị cho kì thi.

Gần đây một số trường đại học tư thục (shiritsu/tư lập) cũng dùng kết quả của kỳ thi này để làm căn cứ xét tuyển nhưng không bắt buộc. Số môn thi của kỳ thi chung này khác nhau tùy theo trường, theo khối thi. Thí dụ nếu thi vào trường đại học công lập thì bắt buộc phải thi 3 môn: Toán, Ngữ văn, Anh văn và chọn 2 môn thuộc khối xã hội (Lịch sử Nhật Bản, Lịch sử thế giới, Chính trị-kinh tế…) hoặc hai môn thuộc khối tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Đại chất…). Riêng môn toán cũng phân ra thành Toán 1, Toán 2 tùy theo thi vào khối xã hội hay khối tự nhiên.

Kỳ thi đại học ở Nhật Bản

Kì thi diễn ra rất nghiêm ngặt.

Điểm đáng chú ý là khác với thi đại học ở Việt Nam là Senta shiken không phải là kỳ thi duy nhất để xét tuyển vào đại học. Thí sinh còn phải thi thêm kỳ thi riêng của các trường nữa rồi người ta căn cứ vào kết quả của hai kỳ thi này để xét tuyển.

Thi vào các trường đại học tư thục thì hơi khác một chút. Họ cũng có một kỳ thi chung nhưng không khó lắm, chủ yếu là thi kiến thức cơ bản đã được học trong trường phổ thông. Có một số trường quy định phải đạt tối thiểu bao nhiêu điểm ở kỳ thi này thì mới có tư cách dự thi kỳ thi riêng của trường đó.

Kỳ thi riêng của các trường đại học thường được tổ chức vào đầu tháng 2 (đối với các trường đại học tư thục) và cuối tháng 2 (đối với các trường đại học công). Thi môn gì đều do các trường quy định tùy theo khoa. Các trường tư thục lớn tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng theo đề của Trường. Các trường đại học công thường tổ chức hai đợt thi: đợt một vào tháng 2 và đợt hai vào tháng 3 hàng năm.

Kỳ thi đại học ở Nhật Bản

Thi đại học tại Nhật Bản.

Ngoài hình thức thi trên (gọi là thi thông thường) còn có hình thức thi đặc biệt gọi là “suisen” (tiến cử). Theo đó trường THPT giới thiệu thẳng vào đại học những sinh viên đạt tiêu chuẩn do trường đại học quy định, với một số lượng hạn chế. Thí dụ trường đại học A chỉ lấy của trường THPT A hai hoặc ba người chẳng hạn. Những trường đại học lớn ít dùng hình thức này hơn các trường đại học nhỏ. Thi “suisen” chủ yếu thông qua phỏng vấn trực tiếp.

Gần đây có một hình thức thi nữa gọi là “AO shiken” (A.O – Admissions Office: thi ở văn phòng tuyển sinh), tức là tự mình tiến cử. Thí sinh thường nộp kết quả học tập, viết một bài luận và dự phỏng vấn. Hình thức này thường được các trường đại học nhỏ áp dụng song song với các hình thức khác.

Trên đây là một số thông tin cho các bạn học sinh có ý định du học tại Nhật. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

Xem thêm các bài khác

Bài viết ngẫu nhiên
Vòng quanh Osaka
Vòng quanh Osaka
Những điều kỳ lạ mà người nước ngoài thấy ở Nhật Bản
Những điều kỳ lạ mà người nước ngoài thấy ở Nhật Bản
Những món ăn mùa hè ở Nhật
Những món ăn mùa hè ở Nhật
Nghệ thuật sơn mài Nhật Bản
Nghệ thuật sơn mài Nhật Bản
Bí quyết kinh doanh của người Nhật
Bí quyết kinh doanh của người Nhật
Tơ tằm Nhật Bản
Tơ tằm Nhật Bản
Ngộ nghĩnh bầy khỉ tuyết tắm suối nước nóng
Ngộ nghĩnh bầy khỉ tuyết tắm suối nước nóng
10 tác giả có ảnh hưởng tới lịch sử manga Nhật Bản
10 tác giả có ảnh hưởng tới lịch sử manga Nhật Bản
9 bài học từ văn hóa công sở của người Nhật
9 bài học từ văn hóa công sở của người Nhật
Các loại ma ở Nhật Bản (p1)
Các loại ma ở Nhật Bản (p1)


Fanpage "tiếng nhật 24h"