Quan niệm về cái chết đối với người Nhật có thể rất cực đoan, nhưng nếu biết và hiểu về văn hóa Nhật, bạn cảm nhận được điều đó không cực đoan mà đặc biệt ý nghĩa. Con người Nhật cũng như hoa anh đào: tinh tế, và biết rụng rơi khi hương sắc vẫn đang tuyệt mĩ nhất.

Quan niệm cái chết đối với người Nhật

Hình ảnh minh họa.

I. Hiện tượng: 

- Người già Nhật Bản ngày xưa vào núi ở tuổi 70, chết trong núi để khỏi ảnh hưởng đến con cái (xin xem tác phẩm Truyện kể núi Narayama).

- Nam nữ yêu nhau không lấy được nhau, rủ nhau đến vùng xa xôi nào đó, trao thân rồi cùng tự sát (xin xem truyện Tự sát ngày đính hôn).

- Các nhà văn Nhật Bản có truyền thống tự sát vì tuổi già sộc đến, cái đẹp họ suốt đời tìm kiếm đã rời xa. Cảm thức thẩm mĩ không cho phép họ níu kéo sự sống. Và họ muốn ra đi vào lúc trong lòng vẫn vẹn nguyên cái đẹp, và trong con mắt của mọi người họ đang được sự ngưỡng mộ nhất.

- Võ sĩ vào trận chỉ một là chiến thắng hai là mổ bụng tự sát (harakiri, sappuku).

- Trong bối cảnh xưa, người Nhật không kiểm soát được việc phá thai. Nếu người mẹ sinh đứa con mà cảm thấy không nuôi nổi thì thường giết. Họ cho rằng thà để đứa con chết đi còn nhân đạo hơn để nó sống trong cực nhục…

II. Nguyên nhân:

- Về địa lý – văn hóa: 
Đất nước của thiên tai với động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố. Cái chết xảy ra bất cứ lúc nào. Con người thường xuyên đối mặt với cái chết. 

Hoa anh đào là quốc hoa của Nhật , 1 loài hoa thoắt nở thoắt tàn. Thiên nhiên thì tươi đẹp nhưng cũng giống như hoa anh đào khá mong manh khiến lòng người trở nên rất tinh tế và nhạy cảm.

- Về sử – văn hóa:
Nội chiến , tranh đoạt quyền lực liên miên giữa các dòng họ.

- Tôn giáo bản địa: 
Thần đạo, Phật giáo, Thiền tôn thờ cái hư không, tính chất vô thường của cuộc sống ( Xin xem thêm câu mở đầu Truyện kể Heike: “Chuông đền Gion rung lên ngân trong trái tim mọi người luôn nhắc ta rằng tất cả đều phù du. Những bông hoa héo tàn của những cây bồ đề bên chiếc giường nơi Đức Phật nhập Niết Bàn đã làm chứng cho một chân lý: đời có thịnh ắt có suy…”.

III. Ý nghĩa :

- Con người thấu hiểu sinh-tử là lẽ thường của mọi sự sống, là con người giác ngộ. Đồng thời cũng thấu hiểu quy luật của sự phát triển. 

- Chính điều này làm chúng ta cảm thấy thật buồn cười cho những kẻ cứ mong tìm thuốc trường sinh, hay nghiên cứu về gen chống lão hóa. Bởi vì, mỗi thế hệ có nhận thức khác nhau, và tự nhiên chỉ giao cho mỗi thế hệ làm được một chút gì đó rồi nhường lại cho thế hệ kế cận. 

- Đến lúc nào đó tư duy của thế hệ trước sẽ cứng lại trước những đổi thay của xã hội, hoàn cảnh, không thể tiếp thu mọi tư tưởng mới. Từ đó dẫn đến tính bảo thủ tăng lên. Nếu thế hệ đó không chết đi, không ngã xuống thì sự bảo thủ sẽ gây trì trệ xã hội và làm chậm bước phát triển của nhân loại.

- Biết chết sẽ biết sống. Khi thường xuyên đối mặt với cái chết, được giáo dục về cái chết và sự mất mát, người ta sẽ yêu sự sống hơn, yêu những gì đang có và có ý thức giữ gìn nó hơn. 

- Không sợ chết nên không có gì đáng sợ với người Nhật. Họ đã sống hết mình bằng ý chí và sự nỗ lực tột cùng, tạo nên sự phát triển của Nhật rất nhanh để trở thành cường quốc.

Cứ đến tháng tư hàng năm, tại ngôi đền nổi tiếng Yasukuni – Nhật Bản, diễn ra một lễ hội đặc biệt dành riêng cho các Sumo. Và các võ sĩ “khổng lồ” lại tề tựu về đây để tham gia cuộc tranh tài này.  Cùng theo dõi những hình ảnh thú vị của họ trong lễ hội mùa xuân này nhé!

 

Lễ hội mùa xuân của các Sumo

Võ sĩ xếp hàng trước khi Lễ hội bắt đầu.

Lễ hội mùa xuân của các Sumo
Họ đều đeo những cái đai đặc biệt…

Lễ hội mùa xuân của các Sumo

…và tưởng niệm trước khi thi đấu.

Lễ hội mùa xuân của các Sumo

Hai võ sĩ hăng hái trong trận đấu biểu diễn.

Lễ hội mùa xuân của các Sumo

Hai chàng khổng lồ giậm chân.

Lễ hội mùa xuân của các Sumo

Võ sĩ người Mông Cổ, Hakuho, nhà vô địch của giải Yokozuna (Giải đấu

chuyên nghiệp uy tín nhất dành cho các Sumo) bế bé Aiki, con trai của võ sĩ Kotomitsuki.

Lễ hội mùa xuân của các Sumo

Hakuho đeo chiếc đai đặc biệt biểu diễn nghi thức thượng đài.

Lễ hội mùa xuân của các Sumo

Võ sĩ Miyabiyama ôm một cậu bé trước lễ Honozumo.

Lễ hội mùa xuân của các Sumo

Gagamaru, võ sĩ người Gruzia, ký tặng người hâm mộ.

Lễ hội mùa xuân của các Sumo

Các võ sĩ bước qua khán giả sau cuộc thi đấu trong lễ Honozumo.

 Lễ hội mùa xuân của các Sumo

Một trọng tài của cuộc thi đấu.

 Lễ hội mùa xuân của các Sumo

Một người hâm mộ lớn tuổi hào hứng với các vòng thi.

Hầu như ai đã đến Nhật Bản đều không thể không ngạc nhiên rằng một quốc gia như Nhật Bản có nền công nghiệp hiện đại nhất nhì trên thế giới với tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh (nhất là trong 2 thập kỷ 60-70) thường xuyên “quốc tế hoá” mọi quan hệ để mở rộng giao lưu về mọi mặt với bên ngoài vẫn còn giữ được những hình ảnh phong phú với nét gây ấn tượng về một đất nước có nền văn hoá lâu đời, đặc sắc khó tìm thấy ở nước Châu Á khác. Nét cổ kính ở con người xứ Phù tang ấy vẫn không bịphai mờ, để lại cho du khách đến thăm một sự quyến luyến và khâm phục.

van hoa nhat ban Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?

 

Tại sao làn sóng hiện đại hóa và công nghiệp hoá ở Nhật Bản xảy ra dồn dập trong suốt 50 năm qua vẫn không làm mất đi những truyền thống trong sinh hoạt, tập quán lẫn văn hóa của con người đất nước mặt trời mọc ? Đâu phải ở Nhật Bản không có nhạc Jazz, Rap, Rock’n Roll hay những dàn nhạc giao hưởng cổ điển phương Tây tầm cở, phát triển khá cao trong khi đó nền âm nhạc dân tộc vẫn tồn tại song song không hề bị lấn át, đủ sức thu hút những người vốn yêu thích. Trong những nghệ nhân hoạt động bảo tồn loại tuồng cổ Kabuki hay “Nô” một loại hình ca múa cung đình ở Nhật Bản cũng đã có người được phong là “Hạt ngọc sống của Quốc Gia” (Nigen Kokuhô) được xã hội tôn kính không thua một nhà bác học. Lãnh vực ăn uống cũng thế, bên cạnh những Restaurant kiểu cách lịch sự theo bếp Tây là những cửa hàng ăn cổ kính không kém phần sang trọng, trang nhã kiểu Nhật Bản với khe suối róc rách, bình rượu sake ấm cúng và thức ăn trong một lối bày biện thật hài hòa giữa màu sắc và hình dáng, giữa thiên nhiên và kiểu cách khó tìm thấy.

vanhoanhatban Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?

 

Một bình hoa trang trí theo lối Hoa Đạo, lối uống trà từ tốn để tịnh tâm của Trà Đạo và những nét chữ Hán viết bằng Thư Đạo đã làm cho du khách (nhất là khách phương Tây) ngẩn ngơ, thích thú, cảm thấy buổi ăn là một dịp tận hưởng đầy tính văn hóa và nghệ thuật. Đó là chưa nói đến những cô gái phục vụ trong bộ kimono rực rỡ với giọng nói ngọt ngào làm tôn lên cái bầu không khí rất ư Đông Phương ấy. Nói khác đi, khi cần ứng xử hay bố trí hiện đại theo Tây phương thì người Nhật cố gắng làm rất “Tây”, đúng “qui lát” mà văn hóa đó đòi hỏi, nhưng khi trở lại với phong cách truyền thống thì họ càng trau chuốt đưa nền văn hóa với bản sắc của mình nổi bật không thua sút. Phải chăng nền văn hóa dân tộc làm cho họ tự hào, hãnh diện, không hề mặc cảm tự ti. Điều đó chứng minh tại sao chúng ta ít thấy hiện tượng lai căng hay mất gốc trong xã hội Nhật Bản, trừ một vài trường hợp cá biệt trong lứa tuổi mới lớn.

vanhoanhatban1 Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?

 

( itsukushima-jinja 厳島神社 ở Hiroshima )
Khi bước vào một căn nhà của người Nhật khá giả, bạn sẽ gặp ngay vườn cây kiểng với hồ sơn thủy có cá vàng, cá đỏ tung tăng, với các cây hoa anh đào hay bon sai xinh xắn. Vào nhà, chắc chắn bạn sẽ được mời cởi giày để bước lên chiếu (tatami) đưa vào phòng khách với những cánh cửa ô vuông nho nhỏ xinh xinh bằng gỗ dán giấy bồi trắng tinh (washi). Nhà càng sang bao nhiêu thì sự chưng bày lại gọn gàng và thanh lịch bấy nhiêu, một bát sứ cổ để ở góc, tấm liển viết một chữ Hán thật đẹp theo lối Thư Đạo trên tường thật trang trọng, một chiếc bàn đơn sơ nhưng là loại gỗ quí, hai ba cái gối để khách và chủ cùng ngồi xuống chiếu uống trà đàm luận thư thả khác với cảnh tất bật, vội vã chạy theo cuộc sống, làm việc công nghiệp mà bạn thường thấy trên màn ảnh. Tất nhiên vẫn có người thích bày biện và sinh hoạt theo lối Tây phương (xa lông, đèn chùm) nhưng số đông càng lớn tuổi và càng có chức vị thì lại muốn trở về với cội nguồn hơn, đó là sự thanh tịnh và tao nhã như truyền thống từ nghìn xưa.

vanhoanhatban2 Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?

Thỉnh thoảng trên TV chúng tôi thường thấy Nhật Hoàng tiếp các vị lãnh tụ các nước đến thăm thì ấn tượng ban đầu đập vào mắt là nét đơn sơ của bày biện trong phòng khách, không rộn ràng ức chế, thể hiện tâm hồn và tính nghệ thuật của dân tộc Nhật Bản khác hẳn với phòng tiếp khách của cung điện Elysée (Pháp) hay Birmingham (Anh) nguy nga tráng lệ và sang trọng. Nét uy nghiêm mang tính Nhật Bản là sự điềm đạm, tao nhã và thanh thoát hơn là kèn trống, ngựa xe huyên náo mặc dù mỗi nước đều có đặc tính riêng, khó có thể so sánh hơn thua. Nguồn gốc về đạo lý cương thường của dân tộc Nhật Bản cũng bắt đầu từ Khổng, Nho Giáo của Trung Hoa và tác động của Đạo Phật nhưng đã được Nhật hóa trong tiến trình phát triển của lịch sử, điều kiện địa lý đặc thù và mang tính đặc sắc của xã hội làng xã nông nghiệp rất khác với những nước chịu cùng ảnh hưởng (của triết lý Trung Hoa). Mặc dù đạo Phật đã phát triển hưng thịnh tại Nhật Bản trong nhiều thế kỷ (từ thế kỷ thứ 5) và có lúc ảnh hưởng đến quyền bính chính trị khá mạnh nhưng Thần Đạo (Shinto) vẫn là dòng chủ lưu tuy rằng cũng có lúc suy lúc nhược. Điều đó có thể thấy được rõ nét khi mỗi xóm làng nông thôn ngày trước đều có ít nhất là một ngôi Đền (Jinja – Thần Xã) riêng, có cấu trúc và nội dung khác hẳn với chùa chiền nguy nga gấp bội lần, rất đơn sơ nhưng đấy là nơi tập hợp các vị thanh niên, bô lão trong làng qua hình thức lễ hội (Matsuri) sau những ngày mùa gặt hái hay cuối năm. Ở Kyoto vẫn còn những kinh đô cũ với những con đường nhỏ hẹp, ngoằn nghèo, bên cạnh những chùa vàng (Kinkakuji), chùa Bạc (Ginkakuji) chùa Thanh Thủy (Kyomizu dera) nổi tiếng và rực rỡ thì cũng có những ngôi đền Shinto tuy không nhỏ nhưng hoàn toàn ngược lại. Chỉ có một chính điện trống trãi và hai cột đền sừng sửng (Torii) trang nghiêm.  Đặc biệt, hàng năm vào mùa rằm tháng 8 (Obon-Vu Lan) hay ngày đầu năm các vị Thủ tướng, Bộ trưởng thành tự nguyện đến cúng vái ở đền Yasukuni (Shinto) để tỏ lòng tưởng nhớ đến tổ tiên, những người đã hi sinh trong chiến tranh(vì thế thường bị TQ, Triều tiên hay các nước bị Nhật bản xâm lược trước đây phản đối) thể hiện sự trung thành đối với Thiên Hoàng. Tuy nhiên bản sắc độc đáo đó của người Nhật có lúc đã dẫn đến hiện tượng cực đoan, bài xích và độc tôn thể hiện trong thế chiến thứ 2 khi quân đội Nhật chiếm đóng ở các nước, đặc biệt là các chính sách đồng hoá ở Mãn Châu Quốc hay Triều Tiên trước đây để thống trị theo kiểu Phát xít.
Đã 50 năm trôi qua, môi trường hòa bình ỗn định để phát triển đã đưa xã hội Nhật Bản lên hàng đầu thế giới, không bị tha hóa, những giá trị và tài sản văn hóa đã được tôn tạo không ngừng đánh dấu một thời kỳ phát triển rực rỡ. Bên cạnh đó nước Nhật ngày nay vẫn còn đứng trước ngưỡng của những thử thách mới, một vài dấu hiệu đáng lo ngại, làm cho mọi người điên đảo như vụ án đạo giáo Aum cuồng tín và thô bạo của đám thanh niên trí thức bất mãn, nạn trẻ em đua nhau “tự tử” hay bỏ học vì chán ngấy bạn bè, nhà trường hay nạn tiếp đãi ăn nhậu giữa quan chức với nhau (kankan settai) trong cơ chế quản lý hành chính là những câu hỏi chưa có giải đáp.

Đất nước Nhật Bản luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các du khách quốc tế. Vậy điều gì đã khiến cho xứ sở hoa anh đào trở nên hút khách số một như vậy?
 
 
1. Mọi thứ đều đáng yêu
 
Người Nhật rất thích những gì đáng yêu và bạn có thể thấy điều này ở khắp mọi nơi. Từ máy bay, xe bus, tàu điện ngầm, các hàng quán đều được trang trí với những hình thù dễ thương, quen thuộc nhất là hình ảnh của chú mèo đeo nơ hồng Hello Kitty.
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Chiếc xe buýt đầy màu sắc được trang trí hình những nàng mèo Kitty dễ thương.
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Du khách sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi được ngồi trên chiếc máy bay bắt mắt này.
 
2. Hệ thống tàu hỏa hiệu quả
 
Tàu hỏa ở Nhật Bản là một trong những phương tiện công cộng nhanh nhất thế giới. Đặc biệt, do giá không rẻ nên tàu hỏa cũng rất tiện nghi và luôn chạy đúng giờ. Chiếc vé tàu hỏa cũng là một bức tranh đầy tính nghệ thuật.
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Vận hành chính xác theo lịch trình là điểm mạnh của hệ thống tàu hỏa.
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
 
Có du khách nào mà lại không muốn sở hữu những chiếc vé đậm chất nghệ thuật này chứ!
 
3. Những suối khoáng nóng
 
Không thể tới Nhật mà không ghé thăm những onsen hay suối, hồ khoáng nóng. Tại đây, bạn được thư giãn ngâm mình trong nước khoáng tốt cho sức khỏe bên cạnh… những người hoàn toàn xa lạ trong trạng thái hầu như khỏa thân.
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Ở Nhật có rất nhiều suối nước nóng cho du khách tận hưởng những giờ phút thư giãn.
 
4. Ẩm thực Nhật Bản
 
Không chỉ là một trong những quốc gia có nhiều món ngon nhất thế giới, ẩm thực Nhật Bản còn chứa đựng nét văn hóa đặc sắc của đất nước này, thể hiện qua các nghi lễ như giã bánh mochi, cách ăn sushi, làm bánh wagashi…
 
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
 
Một trong những điều khiến du khách nhớ nhất đó chính là sự độc đáo và phong phú về ẩm thực của Nhật.
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
 
Ngay cả hình dạng của món ăn cũng được chau chuốt rất nghệ thuật.
 
5. Cảnh quan đậm chất thiền
 
Ở Nhật Bản có rất nhiều cảnh quan, công trình mang đậm chất thiền, mang lại cho bạn sự thanh thản trong tâm hồn như các đền, chùa, vườn Nhật Bản…
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Các kiến trúc của Nhật mang đậm chất thiền.
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Ở Nhật có rất nhiều đền chùa thường là những điểm đến hấp dẫn du khách.
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Chùa Gác Vàng nổi tiếng ở cố đô Kyoto – Nhật Bản.
 
 
6. Karaoke thâu đêm
 
Ở Nhật Bản, karaoke trở thành một hoạt động quá đỗi quen thuộc. Bạn hãy chuẩn bị đi hát karaoke hàng đêm với mọi người mà bạn quen ở Nhật: bạn bè, đồng nghiệp…
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Du khách có thể xả láng giải trí cùng người thân trong những quán karaoke ở Nhật.
 
7. Hoa Nhật Bản
 
Nhật Bản là xứ sở của vô vàn loài hoa, nổi tiếng nhất là những cây anh đào khoe sắc hồng, đỏ hay hoa tử đằng tím, xanh… làm nên những góc phố, công viên mê hồn.
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Muôn hoa khoe sắc bốn mùa đã biến Nhật trở thành một đất nước vô cùng xinh đẹp.
 
8. Thiên đường cho người yêu động vật
 
Nếu bạn là người yêu động vật, Nhật Bản là điểm đến hàng đầu cho bạn. Ở đây, các loài thú cưng như chó, mèo và cả động vật hoang dã: khỉ, cú…được đối xử như bạn thân. Người Nhật mở vô vàn quán café động vật như café mèo, café dê và có cả hòn đảo dành riêng cho mèo, thỏ…
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Động vật luôn được yêu quý và bảo vệ ở đất nước này.
 
9. Không gì là không thể
 
Nhật Bản từng có nhiều quy tắc ngặt nghèo, ngăn cản sự phát triển tự do của con người. Nhưng đó chỉ là quá khứ. Ngày nay, ở Nhật hầu như mọi chuyện đều có thể. Những thanh niên ra đường với trang phục harajuku không thể quái dị hơn. Các cửa hàng bán đủ món đồ ăn quái dị như kem có vị lưỡi bò, thịt ngựa…
 
 
9 điều khiến du khách không thể từ chối nước Nhật
Đất nước Mặt trời mọc nổi tiếng với những phong cách thời trang quái dị.
 
Có lẽ chỉ vài điều này thôi cũng đã đủ để Nhật Bản trở thành một trong những nước hấp dẫn khách du lịchsố một.
Gagaku Gagaku   Nhã nhạc Nhật Bản

Gagaku – Nhã nhạc Nhật Bản

Gagaku – Nhã nhạc – là loại hình âm nhạc cung đình của Nhật Bản, đối lập với Zokugaku, tức âm nhạc dân gian. Thuật ngữ Gagaku được tiếp thu từ Trung Hoa cùng với sự tiếp nhận một bộ phận các nhạc khí và bài bản từ hệ thống âm nhạc cung đình phong phú và đặc sắc của đất nước Trung Hoa rộng lớn và giàu truyền thống văn hoá.

1. Vài nét về lịch sử

Gagaku có một lịch sử lâu đời, được phát triển hoàn thiện vào khoảng thế kỷ X, dưới thời Heian (794 – 1191) (1). Đây là một hợp thể của nhiều loại hình âm nhạc và múa có cội nguồn từ nghệ thuật truyền thống bản địa, cùng những ảnh hưởng không nhỏ từ Á châu lục địa. Những ảnh hưởng này xảy ra từ rất sớm, đó là sự giao lưu và tiếp thu các yếu tố âm nhạc đến từ các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Ấn Độ, Champa… Đặc biệt, vào đầu thế kỷ VIII, Nhật Bản đã tiếp thu một bộ phận âm nhạc cung đình Trung Hoa và theo đó, thuật ngữ Gagaku, tức Nhã nhạc cũng được truyền từ Trung Hoa vào Nhật Bản. Điều đáng lưu ý là vào thời kỳ này, cung đình Nhật Bản đã có sẵn hệ thống âm nhạc nghi lễ bản địa là âm nhạc Shinto giáo, nên họ chỉ tiếp thu loại hình âm nhạc giải trí từ cung đình Trung Hoa, đó là Yến nhạc, nhưng thuật từ mà họ vay mượn lại là Nhã nhạc, tức âm nhạc nghi lễ Khổng giáo của Trung Hoa. Giáo sư Hisao Tanabe người Nhật Bản cho rằng sự nhầm lẫn này là do nguyên nhân vào năm 701, khi âm nhạc Trung Hoa ồ ạt tràn vào nước Nhật, Nhật Bản đã cho thành lập một cơ quan chuyên trách âm nhạc cung đình, cơ quan này được đặt tên là Gagaku-ryo mô phỏng theo tên gọi của tổ chức âm nhạc tương tự trong cung đình Trung Hoa. Chính vì thế, loại hình âm nhạc được tiếp thu (đúng ra là Yến nhạc) cũng được gọi là Gagaku, tức Nhã nhạc (2).

Sau thời kỳ mở rộng giao lưu với âm nhạc các nước, vào cuối thời kỳ Heian, Nhật Bản bắt đầu tái thiết và bản địa hoá các yếu tố ngoại lai trong Gagaku. Các dàn nhạc được sắp xếp lại, một số nhạc cụ nước ngoài bị thải bỏ, nhiều bài bản âm nhạc được sáng tác mới… Nhờ đó, Gagaku thời kỳ này mang đậm sắc thái cung đình Nhật Bản.

Từ thế kỷ XII, dưới sự chuyên chế của các shogun bấy giờ nắm hết quyền lực trong tay, Thiên hoàng bị yếm thế, cô lập, đời sống cung đình không còn phong phú như xưa. Nhã nhạc Nhật Bản, vì thế, bắt đầu lâm vào tình trạng suy thoái. Trong suốt những thế kỷ tiếp theo, đôi khi nhờ có sự quan tâm của một số vị Thiên hoàng và Shogun, Gagaku đã trải qua những giai đoạn được phục hồi, vì thế, truyền thống vẫn được tiếp nối ở một chừng mực nào đó. Cũng trong giai đoạn này, một số công trình nghiên cứu công phu về Gagaku được biên soạn, đó là cuốn Taigheasho của Toyohera và bộ sách Gakkaroku đồ sộ của Abe Suehishu (1622 – 1708) (3). Đây là những công trình nghiên cứu sâu sắc, rất có giá trị tham khảo đối với người đời sau.

. Dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868 – 1812), một ông vua cầu tiến đã thực hiện nhiều cuộc cải cách khiến cho nước Nhật gần như thay đổi hoàn toàn, Văn hoá nghệ thuật nói chung và Gagaku nói riêng, nhờ đó, cũng được phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ XX, khi nước Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng, Gagaku lại bị suy thoái nghiêm trọng. Mãi cho đến khi nền kinh tế đất nước được phục hưng vài thập kỷ sau đó, Gagaku mới được trở lại vị trí vốn có của nó. Hiện nay, Gagaku vẫn được biểu diễn trong hoàng cung và các ngôi đền Shinto giáo. Phong cách âm nhạc đặc biệt của Gagaku đã được truyền bá đi nhiều nơi và trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác mới của nhiều nhạc sĩ hiện đại.

gagaku wide Gagaku   Nhã nhạc Nhật Bản

Gagaku – Nhã nhạc Nhật Bản

2. Các hình thức diễn xướng trong Gagaku:

Nhìn một cách tổng quát, trong Gagaku có 3 hình thức diễn xướng, đó là Kangen (Khí nhạc), Bugaku (Vũ nhạc) và Kayô (Thanh nhạc). Chúng ta hãy lần lượt xem xét 3 hình thức diễn xướng này để phần nào thấy được những đặc điểm, tính chất của Nhã nhạc Nhật Bản.

2.1. Kangen: là dàn nhạc chuyên diễn tấu các bài bản khí nhạc. Kangen nghĩa đen là dàn nhạc gồm các nhạc cụ hơi và dây, song trên thực tế còn có thêm các nhạc cụ gõ đảm nhiệm phần tiết tấu. Dàn Kangen gồm có các nhạc cụ như sau:

Nhạc cụ Hơi

– Shô: là nhạc cụ như Sheng của Trung Hoa và Khèn của Việt .

– Hichiriki: một loại kèn có dăm kép, tương tự như kèn Bóp của Việt .

– Ryuteki: một loại sáo có 7 lỗ bấm.

Nhạc cụ Dây

– Biwa: nhạc cụ hình quả lê có 4 dây, giống như P’ipa của Trung Hoa và Tỳ bà của Việt .

– Koto: hình dáng tương tự như đàn Tranh của Việt , có 13 dây.

Nhạc cụ Gõ

– Kakko: một loại trống đặt nằm ngang như trống Cơm Việt , dùng dùi gõ vào hai mặt.

-Taiko: trống lớn.

– Shôko: cồng bằng đồng.

Trong dàn Kangen, các nhạc cụ hơi đóng vai trò chủ đạo, trong đó, cây kèn Hichiriki đi giai điệu chính, sáo Ryuteki chơi giai điệu theo kiểu biến thái, còn Shô đi phần bè đệm. Các nhạc cụ dây và gõ đảm nhiệm phần tiết tấu. Âm nhạc do dàn Kangen diễn tấu thường có tính chất chậm rãi, trang trọng và đầy tính triết lý.

2.2. Bugaku (Vũ nhạc): là loại hình âm nhạc đi kèm với múa.

Bugaku gồm có 3 loại:

-Kuniburi-no-Mai (múa bản địa): là những điệu múa và âm nhạc có nguồn gốc cổ xưa trong văn hoá bản địa Nhật Bản. Các điệu múa này có động tác và trang phục tương đối đơn giản, nhưng cũng rất uyển chuyển và nhịp nhàng.

-Sa-no-Mai (Múa Bên Trái): gọi là Múa Bên Trái vì khi trình diễn những điệu múa này, vũ công xuất hiện từ phía bên trái sân khấu (nhìn từ khán đài). Múa Bên Trái mang tính Dương, có hình ảnh mặt trời làm biểu tượng, vũ công mặc áo màu đỏ. Đệm cho loại múa này là dàn nhạc Togaku, với các loại hình âm nhạc đến từ Trung Hoa và các nước Trung Á, Ấn Độ, Ba Tư thông qua con đường Trung Hoa.

-U-no-Mai (Múa Bên Phải): gọi là Múa Bên Phải vì khi trình diễn những điệu múa này, vũ công xuất hiện từ phía bên phải sân khấu (nhìn từ khán đài). Múa Bên Phải mang tính Âm, biểu tượng là hình ảnh mặt trăng, vũ công mặc trang phục màu xanh lục. Loại âm nhạc đệm cho Múa Bên Phải là Komagaku, tức âm nhạc ảnh hưởng từ Triều Tiên, bao gồm cả âm nhạc vùng Mãn chu (ở phía đông bắc Trung Quốc).

gagaku perf Gagaku   Nhã nhạc Nhật Bản

Gagaku – Nhã nhạc Nhật Bản

2.3. Kayô (Thanh nhạc)

-Saibara: là những bài hát dân gian được cung đình hoá và trở thành hình thức thanh nhạc phục vụ cho nhu cầu giải trí của hoàng gia và giới quí tộc nói chung. Khác với các thể loại Khí nhạc, Vũ nhạc phải do các nhạc công chuyên nghiệp biểu diễn, các bài hát Saibara được giới quí tộc tự trình diễn và thưởng thức với nhau, và cũng chính họ là người đã duy trì truyền thống Saibara qua nhiều thế kỷ.

-Rôei: là những bài hát có tính chất ngâm ngợi dựa trên các lời thơ Tàu nhưng được phát âm theo tiếng Nhật. Suốt các thời đại Nara và Heian, các lối thơ của Trung Hoa rất thịnh hành ở Nhật, từ đó, hình thành nên hình thức nhạc hát Rôei. Cũng như Saibara, Rôei được lưu truyền và gìn giữ bởi các gia đình quí tộc. Về sau, dưới thời Meiji, các nhạc công cung đình tiếp nhận các bài bản Rôei từ giới quí tộc, đồng thời, họ cũng sáng tạo thêm nhiều bài bản mới để bổ sung và làm phong phú thêm hệ thống nhạc mục của Rôei.

Ngoài ra, còn có một số hình thức ca hát kết hợp với múa có nguồn gốc bản địa. Trong số này, điển hình có các thể loại Kagura, Azuma-Asobi. Các hình thức ca múa này được nâng cao và hoàn thiện vào giữa thời kỳ Heian và thường được dùng trong các dịp lễ hội cung đình.

Tóm lại, Gagaku – Nhã nhạc Nhật Bản – là một trong những truyền thống âm nhạc chuyên nghiệp có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Loại hình âm nhạc này vừa mang đậm tính bản địa, vừa thể hiện sự giao lưu với các nền văn hoá phong phú của châu lục. Với các hình thức diễn xướng phong phú, mang tính đặc thù cao, Gagaku thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà chuyên môn trong và ngoài nước cùng sự đánh giá cao của quần chúng. Do thuận lợi vẫn được nuôi dưỡng trong môi trường cung đình, Gagaku đang được bảo tồn ở tình trạng rất tốt, mặt khác, lại được phát triển theo những chiều hướng sáng tác mới của các nhạc sĩ đương đại. Hai hướng bảo tồn và phát triển hiện vẫn song song tồn tại, không mâu thuẫn, không áp chế lẫn nhau, cùng đưa Nhã nhạc Nhật Bản tồn tại và phát triển với thời gian. Đây có thể xem là một thí dụ điển hình cho phương pháp bảo tồn, phát huy và phát triển các hình thức âm nhạc dân tộc mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt , cần tham khảo kinh nghiệm.

Xem thêm các bài khác

Bài viết ngẫu nhiên
10 bí mật bất ngờ về samurai
10 bí mật bất ngờ về samurai
Độc đáo hai ngôi làng cổ Nhật Bản
Độc đáo hai ngôi làng cổ Nhật Bản
Bí kíp bất bại của huyền thoại Samurai Nhật Bản
Bí kíp bất bại của huyền thoại Samurai Nhật Bản
Tokyo và những điểm đến thú vị
Tokyo và những điểm đến thú vị
Vẻ đẹp trên đỉnh Unkai Terrace Nhật Bản
Vẻ đẹp trên đỉnh Unkai Terrace Nhật Bản
Ngộ nghĩnh bầy khỉ tuyết tắm suối nước nóng
Ngộ nghĩnh bầy khỉ tuyết tắm suối nước nóng
Ninjutsu – môn võ bí truyền của các Ninja
Ninjutsu – môn võ bí truyền của các Ninja
Trái cây cực kỳ đắt đỏ ở Tokyo
Trái cây cực kỳ đắt đỏ ở Tokyo
Những Ninja nổi tiếng nhất trong lịch sử
Những Ninja nổi tiếng nhất trong lịch sử
Số 7 may mắn của người Nhật Bản
Số 7 may mắn của người Nhật Bản


Fanpage "tiếng nhật 24h"