Le Van Hoan
02/04/2014

Bí ẩn về nghi thức mổ bụng tự sát của các Samurai

Các võ sĩ Samurai Nhật Bản đã quá nổi tiếng đối với chúng ta và một trong những điều khiến chúng ta vừa khiếp sợ vừa khâm phục đó chính là việc mổ bụng tự sát của họ. Và đằng sau nghi lễ vừa anh hùng vừa đáng sợ này ẩn chứa những điều bí ẩn mà không phải ai cũng biết. 

Tự mổ bụng là một nghi thức cổ xưa có từ thời Edo của Nhật Bản. Nó còn được gọi là Seppuku hay Harakiri – là một trong số những quy tắc võ sĩ đạo được các Samurai đặc biệt coi trọng.

Bí ẩn về nghi thức mổ bụng tự sát của các Samurai

Hình ảnh minh họa về một nghi lễ mổ bụng để tự sát.

 Samurai – những võ sĩ đạo từ thời xưa của Nhật đã sớm trở thành biểu tượng được tôn vinh của những người đàn ông không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở khắp các nước trên thế giới. Samurai luôn là biểu tượng được tôn vinh, được noi theo, mặc dù thời kì của các Samurai đã chấm dứt từ rất lâu. Nhưng chính vì giai cấp của các Samurai đã được ăn mòn vào tiềm thức của người Nhật từ rất lâu, nên cho tới bây giờ, những người đàn ông Nhật Bản vẫn muốn trở thành những người đàn ông dũng cảm, trung thành và chân chính như những Samurai thời xưa, nhưng thực sự để làm một Samurai rất khó vì trở thành một Samurai cũng có nghĩa là: chuẩn bị tư tưởng để chết bất kỳ lúc nào! – cái chết không phải bị kẻ thù giết mà là cái chết “mổ bụng tự sát”.

Bí ẩn về nghi thức mổ bụng tự sát của các Samurai

Samurai – biểu tượng của người đàn ông Nhật.

Nghi thức có từ thời xưa này của người Nhật được mở đầu là những nghi thức tế lễ xưa khác. Người Nhật Bản từ xưa đã có phong tục khi một người chết sẽ giết những con vật thân thuộc đi theo ông ta (chẳng hạn như con ngựa) làm vật tế lễ hoặc chôn theo chủ. Đến một thời gian sau, khi phong tục này được mở rộng thì những người hầu trung thành nhất của chủ còn được chọn làm đối tượng chôn cùng. Họ sẽ tự mổ bụng hoặc làm một nghi lễ long trọng để đi theo chủ nhân của mình. Sau này còn kéo theo cả các phu nhân và con cái của người chết nữa. 

Tuy hình phạt Seppuku chỉ dành cho các Samurai, nhưng thực sự có không ít những người là nữ làm những nghi lễ tương tự. Những người phụ nữ như người hầu, phu nhân, con cái khi muốn chết theo chủ (chồng) mình thường không làm nghi lễ Seppuku mà thay vào đó là một nghi lễ tương tự gọi là Jigai, Chỉ khác là họ dùng một con dao nhỏ cắt cuống họng, đó là hành động tự tử mang lại danh dự đáng kính trọng nhất dành cho những người phụ nữ trung thành thời bấy giờ.

Bí ẩn về nghi thức mổ bụng tự sát của các Samurai

Phu nhân Onodera Junai đang chuẩn bị thực hiện nghi lễ Jigai để thể hiện

sự trung thành với chồng của bà – một trong 47 lãng nhân nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản.


Trước tình hình này, Triều đình Nhật Bản đã ra lệnh bãi bỏ tập tục trên, nhưng sự việc trở nên không những không thuyên giảm mà còn kéo theo những tục lệ khác nữa, điển hình là Seppuku đã trở thành một nghi lễ truyền thống của các Samurai.

Samurai còn có một bộ luật riêng, được tổng hợp lại từ một kiếm sĩ và một học giả tên là Daidoji Yusan, đây là một bộ luật (gọi là Bushido - luật của Samurai) tổng hợp đầy đủ về các định nghĩa là nhân tố cơ bản để trở thành một Samurai chân chính. Và tất nhiên trong bộ sách này có nói đến một yếu tố cơ bản là chuẩn bị sẵn cái chết bất ngờ dành cho mình.

Trong luật Bushido, các Samurai phải tuyệt đối trung thành với chủ nhân của mình, kể cả khi bị thất thủ, chủ chết, anh ta cũng phải mổ bụng tự sát để tránh rơi vào tay quân thù, đó là một việc làm mang tính anh hùng nhất mà một Samurai có thể làm được để tránh chịu nhục nhã. Khi chủ chết, việc tự mổ bụng kết liễu theo được gọi là oibara (追腹 hay 追い腹) hay junshi (殉死).

Việc mổ bụng tự sát này luôn được diễn ra một cách trang trọng – như một nghi thức cuối cùng của người sắp chết.

Samurai khi được ban cho hình phạt Seppuku sẽ được tắm rửa thật sạch sẽ, mặc một áo dài màu trắng (như Yukata, cái áo này cũng xem như áo lót trong của phụ nữ- màu trắng là để cho thanh tịnh), ăn những thức ăn mà họ thích. Khi ăn xong, họ sẽ để chiếc kiếm ngắn (cho việc mổ bụng) mà họ vẫn dùng lên trước mặt mình. Võ sĩ Samurai này được ngồi trên một tấm vải đặc biệt (dành riêng cho người thực hiện Seppuko), và trước khi thực hiện nghi thức đó, ông ta có thể làm một bài thơ.

Bí ẩn về nghi thức mổ bụng tự sát của các Samurai

Hình ảnh chân thực về khâu chuẩn bị của nghi thức Seppuku.

Bí ẩn về nghi thức mổ bụng tự sát của các Samurai

Kiếm Wakizashi (Wakisashi) được dùng trong nghi thức Seppuku.

Đầu tiên, võ sĩ Samurai sẽ cởi áo Kimono, ngồi kiểu Seiza (một tư thế rất long trọng). Tiếp đến võ sĩ cẩn thận lấy dây đai áo buộc xuống dưới hai đầu gối để giữ cho mình khi mổ bụng vẫn giữ được tư thế ngã sấp (chứ không phải là ngã ngửa), tạo một tư thế long trọng, và rất xứng với lễ tiết của Samurai. Sau đó võ sĩ lấy một thanh kiếm ngắn Wakizashi  đã để trước mặt và một con dao (tantoo) từ từ đâm vào bụng, chậm rãi xoáy mạnh dao vào bụng đâm một đường từ trái sang phải. Đối với những người Samurai không đủ chân chính, họ chỉ đâm một đường từ trái sang phải đã đủ để xong nghi thức.

Người được ngồi bên cạnh võ sĩ chuẩn bị thực hiện nghi lễ  gọi là Kaishakunin – người làm công việc chém đầu sau khi võ sĩ Samurai đã hoàn thành xong nghi thức Seppuku để giảm đau đớn, và họ phải là những người thân thuộc với người làm nghi thức Seppuku, giỏi kiếm đạo.

Bí ẩn về nghi thức mổ bụng tự sát của các Samurai

Kaishakunin cầm kiếm chuẩn bị chém đầu để chấm dứt đau đớn cho người vừa mổ bụng.

Để kết thúc nghi thức, Kaishakunin sẽ bước xuống bục hành lễ, lấy một mẩu giấy trịnh trọng lau vết máu trên kiếm. Còn thanh kiếm wakizashi thì được giữ lại như vật kiểm chứng của nghi lễ Seppuku thiêng liêng.

Đây quả là một nghi lễ đáng sợ đối với chúng ta, nhưng đối với các Samurai thì đây lại là một nghi lễ anh hùng cho một con người anh hùng. Chính vì thế mà các Samurai không chỉ nổi tiếng với tài dùng kiếm, trọng danh dự mà họ còn nổi tiếng với sự dũng cảm, dùng cái chết đau đớn nhất để bảo vệ thanh danh của mình. Thật là đáng khâm phục!


Bài viết ngẫu nhiên
Awashima – Đền tưởng niệm búp bê Nhật Bản
Awashima – Đền tưởng niệm búp bê Nhật Bản
Lễ hội Jidai (Jidai matsuri) Nhật Bản
Lễ hội Jidai (Jidai matsuri) Nhật Bản
Rừng tre Sagano – khu rừng kỳ diệu
Rừng tre Sagano – khu rừng kỳ diệu
Rượu Sake – Nét độc đáo trong ẩm thực của người Nhật
Rượu Sake – Nét độc đáo trong ẩm thực của người Nhật
Nền âm nhạc truyền thống Nhật Bản
Nền âm nhạc truyền thống Nhật Bản
5 món ăn từ côn trùng được yêu thích nhất
5 món ăn từ côn trùng được yêu thích nhất
Kendo – Tinh hoa kiếm thuật Nhật Bản
Kendo – Tinh hoa kiếm thuật Nhật Bản
Vì sao người Nhật lại đi bên lề trái của đường?
Vì sao người Nhật lại đi bên lề trái của đường?
Lịch sử Kimono qua các thời kỳ.
Lịch sử Kimono qua các thời kỳ.
Nghệ thuật sơn mài Nhật Bản
Nghệ thuật sơn mài Nhật Bản


Fanpage "tiếng nhật 24h"