lê hoàn
22/04/2014

Lễ phép và chừng mực là quan trọng ở Nhật Bản

Người Nhật có tập quán thay đổi cách nói chuyện tuỳ theo quan hệ giữa mình và người nghe. Ví dụ tiêu biểu là cách gọi tên người. Nhật Bản cũng là nước xem trọng lễ nghĩa và chừng mực.

Lễ phép và chừng mực là quan trọng ở Nhật Bản

 

1. Cách gọi tên người

Người Nhật có tập quán thay đổi cách nói chuyện tuỳ  theo quan hệ giữa mình và người nghe. Ví dụ  tiêu biểu là cách gọi tên người. Nhật Bản cũng là nước xem trọng lễ nghĩa và chừng mực. Lễ nghĩa và chừng mực có nghĩa là, những hành vi và thái độ cư xử v.v.. cần thiết để giữ tôn ti trật tự và quan hệ thích hợp với nhau trong xã hội.

Khi gọi tên người trong xã hội Nhật Bản, dù là người đó (người tiếp chuyện) không phải là người Nhật đi nữa thì tốt hơn là bạn nên theo tập quán của người Nhật Bản, nhớ thêm đại từ nhân xưng vào sau tên gọi.

Tên người Nhật:

Tên người Nhật  được cấu thành theo thứ tự  : HỌ + TÊN

(Ví dụ): Yamada + Taro

Họ là họ  của gia đình và tên là do Cha Mẹ đặt cho mỗi người.

Cách sử dụng các loại từ xưng hô một cách kính cẩn.

Có ba từ xưng hô thường dùng khi gọi một người, đó là (1) “ Chan”, (2) “Kun” và (3) “ San”. Có  các quy tắc dưới đây trong cách dùng.

Cách dùng từ ” Chan”

Nó được sử  dụng kèm theo với tên của một bé gái cho đến độ tuổi các lớp thấp ở bậc tiểu học, học bé trai trước khi bước vào bậc tiểu học. “Chan” còn có cảm giác là một đứa trẻ dễ thương. Và thường thì nó được dùng thêm vào sau tên.

(Ví dụ) : (Con gái)     Hanako Chan

(Con trai)     Taro Chan

Cách dùng từ “Kun”

Nó được sử  dụng cho những người nam còn trẻ hơn mình. Thông thường không sử dụng cho nữ. Về từ ”Kun”  có hai cách sử dụng như sau.

Một cậu bé nhỏ: Tên + Kun          (Ví dụ) : Taro Kun Một nam giới từ học sinh cấp 2 trở lên: Họ + Kun   (Ví dụ) : Yamada Kun Cách dùng từ “San”

Khi gọi một người lớn đã học hành xong và ra đời hoặc những người không thân quen, người cấp trên, nguời lớn tuổi hơn v.v…, không phân biệt nam nữ. Từ ” San” thường được dùng thêm vào sau họ.

Cách sử dụng gọi trỏng

Người Nhật khi gọi người ngoài gia đình, hoặc người có địa vị  xã hội tương đương với mình hoặc người bạn thân, thì cũng có trường hợp gọi không kính cẩn thì  gọi bằng họ. Cách gọi không kính cẩn thế này  được gọi là ” gọi trỏng”. Tốt nhất là  du học sinh và tu nghiệp sinh không nên dùng cách gọi này.

Cách xưng hô trong gia đình

Trong gia đình, khi cha mẹ gọi con cái, thường gọi trỏng bằng tên. Khi con cái gọi bố mẹ, goi bố là ”otosan”  và gọi mẹ là ”okasan”.

Cách thức xưng hô trong cơ quan

Trong thế giới làm việc cũng như trong công ty hoặc trong doanh nghiệp, thông thường không phân biệt trên dưới, nam nữ, khi gọi thì tên từ “San” vào sau họ.

Tuy nhiên, khi gọi những người có chức vụ mà muốn thể  hiện địa vị theo nghề nghiệp, cũng có  thói quen chỉ gọi chức vụ. Chẳng hạn, không hiếm trường hợp gọi giám đốc, trưởng khối, trưởng nhà máy…. Bằng chức vụ mà không gọi bằng họ.

Như đã  đề cập ở trên, trong xã hội Nhật Bản,lúc nào cũng phải ý thức quan hệ giữa người nói và người nghe trong khi sử dụng ngôn từ nên rất phức tạp. Nếu dùng sai, sẽ trở thành bất lịch sự, và gây khó chịu cho đối tượng, do đó nên cẩn thận. Cách sử dụng như thế này thì không có cách nào tốt hơn là nhớ và làm quen nó. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi tu nghiệp sinh, du học sinh gọi người Nhật, thì nên dùng cách gọi ” họ + San” là tốt hơn.

2. Chào hỏi

Trong đời sống của người Nhật Bản, chào hỏi được xem trọng đến độ là người ta nói rằng, một ngày sinh hoạt, một buổi hội họp hoặc một buổi tiệc thì bắt đầu bằng lời chào và cũng chấm dứt bằng lời chào. Cần sử dụng loại chào hỏi gì và dùng trong thời điểm nào thì học trrong lớp tiếng Nhật thông thường. Tại đây, bạn cần nhớ những nguyên tắc chào hỏi thông thường như sau:

Ai thấy trước thì chào trước. Người có địa xã hội thấp và người trẻ tuổi thì chào trước.

Mặc dùn người Nhật không có phong tục bắt tay, nhưng hành động xin bắt tay không phải là một hành động thất lễ.

3. Để tâm

Trong xã hội Nhật bản, để tâm được xem rất quan trọng như là  một thể hiện của nhân cách người đó. Đối với việc biểu lộ cá tính của người đó qua việc mặc quần áo theo mốt thời trang, đẹp đẽ hoặc trang điểm, thì để tâm khác với biểu lộ cá tính. Để tâm tức là việc biết nghĩ đến người khác hoặc thái độ nghiêm chỉnh mà một người lớn trong xã hội cần phải có.

(Ví dụ) : Trang phục khi đi làm và trang phục trong sinh hoạt cá nhân tự do như là vào ngày chủ nhật thì phải được phân biệt khác nhau. Mặc dù, khi đi làm tuỳ theo ngành nghề mà trang phục khác nhau, nhưng trang phục phải thích hợp với người  làm nghành nghề đó. Ngoài ra, người đi làm mà để đầu tóc bù xù, râu ria mọc lộn xộn thì bị xem là người mất tư cách trong xã hội…

Trang phục phải phù  hợp với ngành nghề.

Nói chung người Nhật thường để tâm hoặc có thái độ trong sinh hoạt như sau.

Lúc nào cũng ăn mặc sạch sẽ, luôn để tâm đến việc không gây khó chịu cho người khác. Giữ gìn đạo đức xã hội và phép tắc trong sinh hoạt, luôn lưu ý đừng bao giờ có hành vi làm phiền người khác. Mọi người đều cần yên tĩnh về ban đêm, do đó cần chú ý cho nhau trong sinh hoạt sao cho không gây lớn tiếng hoặc gây ồn ào. Ngay cả khi bầy tỏ nỗi bất bình hoặc yêu sách của cá nhân, thì việc đó còn phải do mình tuỳ tiện mà ra hay không?, thường thì nhiều người nên nghe ý kiến của người khác trước khi bày tỏ ý kiến của mình.

Mỗi ngày phải thay đồ lót, tối thiểu một tuần phải vệ sinh một lần, luôn giữ sạch sẽ, thoải mái cả môi trường và cả sinh hoạt riêng tư.

4. Tuân thủ thời gian

Trong cuộc sống của người Nhật, đồng hồ luôn luôn là vật mà  lúc nào cũng theo. Trong sinh hoạt, người Nhật rất chú trọng đến thời gian bắt đầu. Luôn lưu ý sao cho không bị trễ giờ đi làm, giờ bắt đầu hội họp, giờ bắt đầu lớp học hoặc giờ bắt đầu buổi tiệc. Ngoài ra khi đi thăm viếng ai đó, cần phải điện thoại trước để xin phép được ghé thăm, và không được trễ giờ hẹn.

Thời gian có ý  nghĩa đặc biệt với người Nhật vì không muốn mọi người bị làm  phiền do việc đến trễ  của một người. Chúng ta hãy luôn có gắng đến đúng giờ hoặc đến trước giờ hẹn. Trế  nài giờ giấc không những gây thất lễ mà  còn làm mất uy tín cá nhân.

Khi xảy ra tình huống không thể tránh được trễn nài thì nhất  định phải thông báo bằng điện thoại. Đây cũng là  một thông lệ của người Nhật.

5. Tiền buộc boa

Không có tập quán buộc boa trong  cuộc sống của người dân Nhật Bản. Theo tập quán của Nhật Bản thì phí phục vụ đã bao gồm trong giá, do đó ngaòi trả theo giá thì không có tập quán cho tiền buộc boa. Sự phục vụ là hành vi miễn phí trong tập quán kinh doanh, và là hành vi được thưc hiện để làm khách hàng vui lòng hơn nữa.

Trong các tiện  ăn ở Nhật Bản, có nhiều tiệm mang đồ ăn đến tận nhà khi đặt hàng qua điện thoại. Hơn nữa, sau khi bạn ăn xong, rửa chén đĩa và để ngoài nhà, nhân viên sẽ đến lấy theo thông lệ của giao hàng. Mặc dù bạn yêu cầu dịch vụ như vậy nhưng cũng không phải cho tiền boa. Tiền lương của nhân viên đã được nhà hàng hoặc công ty bảo đảm, khác với cách suy nghĩ của người Âu- Mỹ là tiền boa chiếm vị trí quan trọng của tiền lương. Việc này không phải là kiểu nào là tốt hay xấu, cũng không phải là hợp lý hơn hay không, mà đó là tập quá của xã hội, mong bạn không cần phải suy nghĩ mà cứ làm quen.

6. Các phép tắc khác

Tại các cơ sở  công cộng của Nhật Bản có để ô dù, dép lê…và người sử dụng các cơ sở này có thể sử dụng tự do. Cũng có trường hợp không thể biết được cái ô dù  đó là do cơ sở đó chuẩn bị hay là một người nào đó bỏ quên. Khi sử dụng vui lòng hỏi người của cơ sở đó.

Vì là đồ vật không có chủ, nên một số du học sinh, tu nghiệp sinh tự mang về làm của riêng cá nhân thì sẽ trở thành hành vi trộm cắp. Có nhiều sự kiện xảy ra do tự ý sử dụng xe đạp để ở nhà Ga hoặc để bên ngoài một trung tâm thương mại v.v.., và có lúc bọ cảnh sát bắt. Tại Nhật Bản, dù là vật không có chủ, bị bỏ ra đi nữa cũng không được tuỳ tiện sử dụng. Ngoài ra cũng có trường hợp xảy ra kiện lấy nấm hoặc măng tre mọc trong rừng, hoặc hái trái hồng, nhặt hạt dẻ trong nhà người khác hoặc trong khu đất trống.

Trong vấn đề cách cư xử, cũng có trường hợp bị người Nhật phàn nàn về việc khạc nhổ đờm , nước bọt hoặc là vứt tàn thuốc lá bừa bãi, bất kể nơi chốn. Ngoài ra, không được có hành động vứt rác bừa bãi hoặc vứt rác, đồ vật qua cửa sổ xe hoặc cửa sổ nhà.

Như thế là  có những trường hợp thường tình ở nước bạn có thể trở thành tội phạm ở nước Nhật, hoặc bị phê phán như một hành động trái với đạo đức xã hội. Ngoại trừ những đồ vật bản thân bạn đã mua hoặc trả tiền, hoặc những đồ vật được nhận trực tiếp từ người khác, không được lấy làm của riêng mình. Xin hãy khai báo với cảnh sát những đồ vật quý giá v.v…mà bạn nhặt được. Khi không hiểu hoặc chưa rõ bất kỳ cách thức cư xử hoặc phép tắc nào, phải hỏi ngay người hướng dẫn sinh hoạt, và nên thường xuyên quan sát người Nhật để bắt chước họ.


Bài viết ngẫu nhiên
Váy ngắn tấp nập trên đường phố Nhật
Váy ngắn tấp nập trên đường phố Nhật
Những “phụ kiện” của kimono Nhật Bản
Những “phụ kiện” của kimono Nhật Bản
Giới trẻ Nhật Bản - Phụ nữ Nhật Bản thay đổi 180 độ? – Phần 1
Giới trẻ Nhật Bản - Phụ nữ Nhật Bản thay đổi 180 độ? – Phần 1
Lễ Thành Nhân ở Nhật
Lễ Thành Nhân ở Nhật
Những món ăn vặt kỳ lạ ở Nhật Bản
Những món ăn vặt kỳ lạ ở Nhật Bản
Nghệ thuật trên những nắp cống ở Nhật Bản
Nghệ thuật trên những nắp cống ở Nhật Bản
‘Venice Nhật Bản’ lãng mạn
‘Venice Nhật Bản’ lãng mạn
‘Đột nhập’ thiên đường sex sôi động nhất Nhật Bản
‘Đột nhập’ thiên đường sex sôi động nhất Nhật Bản
Một vài điểm cần lưu ý khi du lịch Tokyo
Một vài điểm cần lưu ý khi du lịch Tokyo
Amezaiku – Tò he ở Nhật
Amezaiku – Tò he ở Nhật


Fanpage "tiếng nhật 24h"