Kokomi
17/05/2014

Những “phụ kiện” của kimono Nhật Bản

Thắt lưng (Obi):

that lung obi Những phụ kiện của kimono Nhật Bản

Thắt lưng (Obi)

Một cái obi dành cho kimono phụ nữ thường có chiều dài khoảng 4m và chiều rộng khoảng 60cm. Obi được quấn 2 vòng quanh thắt lưng và thắt ở phía sau lưng.

Các phụ kiện kèm theo obi gồm có:

Koshi-himo là vòng dây đầu tiên quấn quanh thắt lưng. Nó được làm từ những sợi tơ nhuộm màu rồi bện lại như dây thừng.

Koshi himo Những phụ kiện của kimono Nhật Bản

Koshi-himo

Date-jime là sợi dây thứ hai buộc quanh áo kimono, phủ lên trên sợi dây koshihimo.

Date jime Những phụ kiện của kimono Nhật Bản

Date-jime

Dây cài: Vào thời đại Meiji, người Nhật chế tạo ra một vật gọi là dây cài lưng (obi-jime và obi-age). Obi jime là sợi dây thừng buộc phía trên bề mặt của obi, nó có nhiều màu sắc khác nhau và màu được chọn thường làm nổi bật chiếc obi. Việc sử dụng những dây cài này với nhiều loại kiểu dáng và màu sắc khác nhau đã trở thành một cách để chứng tỏ gu thời trang của người Nhật.

Obi jime Những phụ kiện của kimono Nhật Bản

Dây cài

Chocho:  Là chiếc nơ được gắn ở đằng sau obi, nhìn thì nó có cấu tạo phức tạp nhưng thực chất rất dễ mang .Chocho gồm hai phần bản rộng và phần nơ. Phần bản rộng có chiều dài 5 feet, chiều rộng là 6 inch, nó được quấn hai vòng quanh thắt lưng rồi được nhét vào phía trong. Phần nơ có một cái móc gắn để gắn vào vào obi.
Chocho Những phụ kiện của kimono Nhật Bản

Chocho

Kaku và Heko bi: Dành cho kimono của nam. Kaku là obi dành cho các bộ kimono nam thông thường, đươc may bằng vải cotton, có chiều dài là 3,5 inch. Heko là obi mềm được dành cho các bộ yutaka.

Kaku Heko bi Những phụ kiện của kimono Nhật Bản

Heko-bi

Kakobi Những phụ kiện của kimono Nhật Bản

Kakobi

Taiko-musubi: Một dạng thắt lưng khác, được phát minh từ thời Edo, cũng được sử dụng như obi và rất được ưa chuộng.
Taiko musubi Những phụ kiện của kimono Nhật Bản
Taiko-musubi

Guốc gỗ: Guốc gỗ được sử dụng rất phổ biến tại Nhật cách đây một thế kỉ, guốc của đàn ông thường to, có góc cạnh và thấp, guốc của phụ nữ thì ngược lại, tức là nhỏ nhắn và tròn. Thời xưa, người Nhật không đóng guốc mà họ “đẽo” guốc, tức là họ sử dụng những súc gỗ to để gọt đẽo thành đôi guốc mộc.

guoc go Những phụ kiện của kimono Nhật Bản

Guốc gỗ

Không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng mặc Kimono bởi ngay từ thời kỳ phong kiến, cácSamurai Nhật Bản đã có thói quen mặc Kimono. Các Samurai của mỗi vùng được phân biệt bằng màu sắc của Kimono và các quần áo này trở thành “đồng phục” chung bao gồm: Một chiếc Kimono, một lớp áo không có tay khoác bên ngoài gọi là Kamishimo, một chiếc quần xẻ như váy gọi là Hakama. Chiếc Kamishimo được may bằng vải lanh đã được hồ cứng giúp cho bờ vai chắc chắn, nổi bật.

Kamishimo Những phụ kiện của kimono Nhật Bản

Một bé trai xúng xính trong trang phục Kamishimo ngày lễ Shichi – Go – San

Với rất nhiều loại áo samurai-kimono, những người thợ may ngày càng trở nên khéo léo, lành nghề và việc may áo kimono cũng trở thành một nghệ thuật. Những bộ áo kimono cũng trở nên giá trị hơn và các bậc cha mẹ thường truyền lại kimono cho con cái như một tài sản gia truyền.


Bài viết ngẫu nhiên
Kịch Kabuki của Nhật Bản
Kịch Kabuki của Nhật Bản
Quán cafe cho những người thích chim cú ở Nhật
Quán cafe cho những người thích chim cú ở Nhật
Các lễ hội truyền thống Nhật Bản
Các lễ hội truyền thống Nhật Bản
Văn hoá công sở của người Nhật
Văn hoá công sở của người Nhật
Nếm Nattou, món ăn khó ngửi của Nhật Bản
Nếm Nattou, món ăn khó ngửi của Nhật Bản
Mua sắm ở Nhật Bản
Mua sắm ở Nhật Bản
Giới trẻ Nhật Bản - Phụ nữ Nhật Bản thay đổi 180 độ? – Phần 2
Giới trẻ Nhật Bản - Phụ nữ Nhật Bản thay đổi 180 độ? – Phần 2
Rượu Sake truyền thống Nhật Bản
Rượu Sake truyền thống Nhật Bản
Trò chơi vào mùa đông lạnh giá ở Nhật?
Trò chơi vào mùa đông lạnh giá ở Nhật?
7 nhà hàng bạn không nên bỏ qua khi đến Tokyo
7 nhà hàng bạn không nên bỏ qua khi đến Tokyo


Fanpage "tiếng nhật 24h"