Gia Huy Nhật Bản - Một biểu tượng văn hóa đẹp của dân tộc Nhật Bản: 

giahuynhatban 9 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Kamon cách điệu từ hình ảnh động vật

giahuynhatban 10 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Kamon phỏng theo hình ảnh tự nhiên

giahuynhatban 11 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Một số dạng Kamon khác: hình học, cách điệu, đồ vật…

Có một số quy định về việc lựa chọn và sử dụng Kamon. Khi mỗi người lựa chọn một Kamon, Kamon của họ sẽ được kiểm tra bởi nhà chức trách để tránh sự trùng lập Kamon gây tranh chấp không đáng có. Khi xẩy ra tranh chấp về Kamon, những người có địa vị thấp hơn sẽ phải thay đổi Kamon của mình. Kamon của tầng lớp thống trị như Kamon của hoàng đế Nhật bản hay của dòng họ Tokugawa đều được pháp luật bảo vệ khỏi việc bị sử dụng trái phép. Đôi khi tầng lớp thống trị cũng ban cho những người hầu cận của họ quyền sử dụng Kamon của mình như là một phần thưởng, đây được coi như là một vịnh dự rất lớn lao.

giahuynhatban 13 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Một số Kamon của các dòng họ, nhân vật có tiếng trong lịch sử Nhật Bản.

giahuynhatban 12 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Một số Kamon của các dòng họ, nhân vật có tiếng trong lịch sử Nhật Bản.

giahuynhatban 14 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2giahuynhatban 15 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2giahuynhatban 16 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Ảnh phải: Kamon của hoàng đế Nhật Bản: Được cách điệu từ hoa cúc
Ảnh trái: Kamon của dòng họ Tokugawa: Được cách điệu từ lá câu thục quỳ

Người Nhật Bản hiện đại thường không mấy quan tâm tới Kamon. Khi họ cần dùng đến Kamon mà không biết Kamon của dòng họ mình là gì thì họ có thể tìm hiểu trong các ấn phẩm về Kamon đã được phát hành, trong các đền thờ tại quê hương của họ hoặc có thể tìm sự giúp đỡ từ những người chuyên tổ chức đám cưới hoặc lo chuyện ma chay…để có thể tìm được Kamon phù hợp. Cùng một dòng họ nhưng ở nhiều nơi khác nhau có thể sử dụng các mẫu Kamon khác nhau vì thế ta không thể tìm được chính xác Kamon của dòng họ mình.

giahuynhatban 17 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2giahuynhatban 18 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2Nếu bạn chưa có Kamon, bạn hoàn toàn có thể tự tạo một Kamon cho riêng mình bằng cách tìm ra một hình ảnh mà bạn thích, có ý nghĩa đặc biệt với bạn mà không cần tuân theo bất cứ quy tắc nào như thời phong kiến.

giahuynhatban 20 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Kamon trang trí trên đèn lồng tại khu Gion, Kyoto

giahuynhatban 19 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Kamon trang trí trên đèn lồng tại khu Gion, Kyoto

 

giahuynhatban 21 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Kamon trên mái nhà cổ.

giahuynhatban 22 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Kamon trên bia mộ

giahuynhatban 29 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Kamon của Hoàng gia Nhật trên hộ chiếu nước này

giahuynhatban 23 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2giahuynhatban 24 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2giahuynhatban 25 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2giahuynhatban 26 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2giahuynhatban 27 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2giahuynhatban 28 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

 

giahuynhatban 30 Tìm hiểu về Gia Huy Nhật Bản   Phần 2

Gia huy trên đồng 500 yên.

Trải qua bao biến động, ngày nay Kamon đã trở thành một biểu tượng văn hóa đẹp của dân tộc Nhật Bản. Bạn có thể nhìn thấy Kamon ở rất nhiều nơi: là logo của các cửa hàng của hiệu thủ công truyền thống, là họa tiết trang trí trên mái ngói của những ngôi nhà cổ, bia mộ…Thậm chí Kamon còn xuất hiện trên một số sản phẩm hiện đại như cốc, vở, các bao bì sản phẩm….mang lại cho chúng vẻ tinh tế sang trọng.

Các bạn có biết, người Nhật rất kiêng con số 4 và sồ 9 (vì cách phát âm của số 4 trùng với chữ “tử”, số 9 trùng với chữ “kurushii” (đau khổ), thậm chí ở các khách sạn tại Nhật còn không có các phòng số 4, 42, 9.

Ngược lại người Nhật lại rất coi trọng con số 7 và coi đó là một con số đem lại nhiều điều may mắn. Chẳng hạn họ kỷ niệm 7 ngày sau khi đứa trẻ chào đời, và để tang người thân vào ngày thứ 7 và tuần thứ 7 sau khi qua đời. Con của công chúa Masako tên là Aiko, 7 ngày sau khi chào đời mới được đặt tên chính thức.

Nếu bạn để ý một chút bạn sẽ thấy con số 7 không chỉ là một con số đặc biệt đối với riêng người Nhật. Ví dụ ta có 7 kỳ quan thế giới, 7 đại dương, 7 sắc màu cơ bản, 7 ngày trong một tuần , 7 điều cấm kị trong kinh thánh (seven đealy sins), hay là 7 chú lùn, đôi hài 7 dặm (seven – league boots)……

Vào những ngày đầu năm mới (ngày 7/1), người Nhật có thói quen ăn cháo nanakusa – gayu (loại cháo gồm 7 loại rau mọc vào mùa xuân).

nanakusa gayu Số 7 may mắn của người Nhật Bản

Người ta tin rằng 7 loại rau này sẽ giúp con người ta tránh được tà ma và bệnh tật trong năm tới. Ngoài ra, về mặt y học, vào những dịp lễ tết mọi người thường ăn những thức ăn có quá nhiều chất béo vì vậy chúng ta nên ăn một bát cháo với nhiều loại rau giàu vitamin như vậy rất tốt cho sức khoẻ. Mùa thu cũng có 7 loại rau khác, tuy nhiên người ta không ăn mà chỉ dùng để trang trí vào tuần giao mùa giữa hạ và thu và vào ngày rằm (trăng tròn) tháng 9.

Shichi fukujin Số 7 may mắn của người Nhật Bản

Shichi fukujin.
Trong văn học dân gian Nhật Bản có 7 vị thần may mắn (Sichi Fuku jin). Họ là những vị thần có bề ngoài trông rất đặc biệt, cùng đi trên một con thuyền chở châu báu có tên là (takarabune). Trên con thuyền có rất nhiều những đồ vật ma thuật như mũ tàng hình, túi không đáy, áo choàng lông chim, nhưng quyển sách quý…v.v.v..
con so may man nhat ban Số 7 may mắn của người Nhật Bản
 
Để cầu tài, cầu lộc, cầu sức khoẻ, người Nhật thường hay đến đền để mua những bức tượng các vị thần.

7  vị thần may mắn trong thần thoại Nhật Bản, là bảy vị thần mang lại những điều may mắn. Bảy vị thần này cùng đi chung trên một chiếc thuyền.

1- Benten: Nữ thần của may mắn, tình yêu, sự mạch lạc, sự thông thái và nghệ thuật. Benten là hiện thân của geisha và nghệ thuật dân gian. Hình ảnh thường được thể hiện của Benten là cô gái có cầm trên tay 1 chiếc đàn.

2- Bishamonten: Là thần của chiến binh, vì thế ông ta được thể hiện với đầy đủ áo giáp cùng 1 ngọn giáo trong tay

3- Daikoku: Là thần của cải và bảo hộ cho những người nông dân. Ông ta thường được thể hiện như 1 người đàn ông béo tốt (người Nhật cho rằng béo tốt là tượng trưng của sự giầu sang phú quý)

4- Ebisu: Là con của Daikoku là vị thần của ngư dân. Hình ảnh Ebisu được thể hiện cùng 1 con cá lớn và 1 cái cần câu. Ông ta được thờ phụng bởi những ngư dân tại các đền thờ ở Osaka

5- Fukurokuju: Thần của sự khôn ngoan, may mắn và sự bất tử. Được mô tả với 1 cái trán rất cao.

6- Hotei: Giống Daikoku, là thần của của cải, nhưng Hotei còn là thần của vui vẻ và hạnh phúc. Ông ấy được miêu tả với hình ảnh 1 người đàn ông cười vác với 1 túi gạo.

7- Jurojin: Thần bảo trợ cho sự sống lâu và hạnh phúc của người già. được miêu tả bằng hình ảnh một ông già hạnh phúc.

7  vị thần may mắn (Shichi Fukujin) có nghĩa là 7 điều hạnh phúc.

Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: “Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!”. Đây là một trong 12 ngạc nhiên của bà mẹ Bắc Kinh có con học mẫu giáo ở Nhật Bản.

Một bà mẹ Trung Quốc sống ở thành phố Kyoto, Nhật Bản đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở đất nước này. Cô đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được.

Cô viết: “Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên”.

12 cách giáo dục “siêu hay” của người Nhật

 

Trẻ em ở trường mẫu giáo của Nhật.

1. Cần rất nhiều túi để tới trường

12 cách giáo dục “siêu hay” của người Nhật

Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:
Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.

Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.

Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.

2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ

Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!

Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tốvăn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.

Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.

Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “…việc xách những chiếc túi chẳng hạn…”. Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.

Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?’

Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?

3. Thay quần áo liên tục

Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.

Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập. Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.

4. Mặc quần soóc vào mùa đông

“Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.

Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”

Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao

12 cách giáo dục “siêu hay” của người Nhật

“Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả’ – lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.

Những ‘bông hoa đào’ chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.

6. Những đội bóng đá nữ

12 cách giáo dục “siêu hay” của người Nhật

“Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.
Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.

Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.

Tháng 5 là mùa các loài hoa nở rộ trên khắp đất nước Nhật Bản, khi đặt chân đến Nhật, chắc chẳn bạn sẽ ngạc nhiên bởi vẻ đẹp của các loài hoa, từ trên đường phố cho tới những những công viên.

Hoa Anh Đào

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Màu hồng rực rỡ của hoa anh đào trên đường phố.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Những dãy anh đào lung linh soi bóng nước khi đêm xuống.

Nhắc đến Nhật Bản là người ta nhớ ngay tới hoa anh đào. Đây được coi là quốc hoa của Nhật Bản. Loài hoa này nở rộ vào tháng 5, chạy dài từ Bắc tới Nam. Hàng năm, rất nhiều khách du lịch đến với Nhật Bản chỉ để thỏa mãn ước mơ được ngắm hoa anh đào nở.

 

Hoa tử đằng – tình yêu bất diệt

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Thác hoa tử đằng.

  Hoa Tử Đằng là loài hoa ở tượng trưng tình yêu bất diệt .Hoa thường nở vào đầu tháng 5 và được trồng nhiều nhất trong công viên Ashikaga ,các du khách rất hào hứng chụp ảnh , đứng dưới những tán hoa người xem có cảm giác đang đứng vào chốn bồng lai tiên cảnh.

 

Hoa Osaka ( Bọ cạp vàng )

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Loài hoa này thường có hai màu đỏ và vàng. Khi hoa nở, thường nở rộ, với hàng trăm nghìn bông hoa trên 1 thân cây, tạo cảm giác choáng ngợp thú vị cho những ai lần đầu tiên đến Nhật Bản.

Xanh ngắt Hoa thủy tiên ( Nemophila )

Hoa thủy tiên loài hoa có màu xanh ,được trồng nhiều ở công viên Hitachi trên đảo Honshu. Hoa mọc trên các sườn đồi màu xanh mướt như trải dài tới tận chân trời.

 Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


Cánh đồng Hoa chi Anh , Hướng dương, Oải Hương…

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


    Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản


     
Đây là loài hoa có màu tím và     trắng thân chỉ cao từ 20-     30 cm.

Bản chất của những cánh đồng oải hương tại đây ban đầu chỉ để phục vụ cho mục đích thương mại, chưng cất lấy tinh dầu tạo nước hoa. Loài hoa vốn xuất xứ từ Địa Trung Hải với hương thơm mê hoặc và tính năng khử trùng tốt, có thể giúp chữa lành vết thương, xua đuổi côn trùng và là điềm lành may mắn này sau đó đã được những người dân Hokkaido trồng thành những luống lớn làm cảnh đẹp.

Được xưng tụng là Kiếm Thánh, Musashi với cây mộc kiếm (kiếm bằng gỗ) trong tay chỉ có một ý chí duy nhất khi lâm trận – đó là đánh bại kẻ thù.

Ngũ Luân Thư (Go Rin No Sho) là một cuốn sách mỏng về binh pháp được Kiếm Thánh Musashi viết trong những tuần lễ cuối đời khi ông ở ẩn trong hang núi. Đây chính là hình tượng huyền thoại của tầng lớp Samurai trên đất Nhật.

Từ kiếm thép đến kiếm gỗ

Kể từ khi được dịch sang tiếng Anh với tên A Book of Five Rings, cuốn sách được nghiền ngẫm khắp nơi, từ giảng đường Havard nơi các sinh viên sử dụng sách như cẩm nang để thành công trong cuộc đời, đến các doanh nhân đọc để có cách nghĩ mới về chiến lược kinh doanh. Các nhà quân sự cao cấp đọc để biết những nguyên tắc của một binh pháp thư vốn chưa bao giờ sai suốt 300 năm kể từ khi được viết ra. Bởi vì Musashi vốn là một kiếm sĩ bất bại suốt 60 trận chiến.

Tờ Time Out viết: “Nếu bạn tò mò tại sao người Nhật có thể xông pha giữa cộng đồng kinh doanh phương tây dễ như lưỡi kiếm samurai cắt ngang miếng bơ, câu trả lời không nằm trong những xí nghiệp hay những máy móc tự động. Câu trả lời nằm trong sách binh pháp Go Rin No Sho”.

A Book of Five Rings Bí kíp bất bại của huyền thoại Samurai Nhật Bản

Bản tiếng Anh mang tên A Book of Five Rings

Giới quân sự và chính trị thì ngầm so sánh Go Rin No Sho với Tôn Tử Binh Pháp khi cho rằng binh pháp của Tôn Tử chỉ là sách dành cho bậc tướng, còn Go Rin No Sho mới là sách cho bậc vương. Nó dựa trên triết lý của Zen (Thiền) và cách tiếp cận thực dụng để làm chủ kỹ năng chiến thắng.

Musashi là một samurai ở đầu thời kỳ Tokugawa (còn được gọi là thời kỳ Edo). Nhưng khác với các samurai từ bỏ đao kiếm, Musashi vẫn kiên trì theo đuổi mẫu hình của kiếm khách lý tưởng để kiếm tìm sự giác ngộ trên con đường gian nan của Kiếm Đạo.

Musashi phê phán những samurai vì mưu sinh mà kiếm tiền bằng nghề dạy đánh kiếm: “Nếu ta nhìn vào thế giới, ta thấy các môn nghệ thuật được đem bán. Người ta dùng khí tài để bán chính bản thân mình. Cũng như đối với hạt và quả, cái hạt ngày càng ít quan trọng hơn quả. Trong cái đạo binh pháp đó, cả người dạy lẫn người học đều chú tâm để phơi bày kỹ thuật hoa mỹ. Họ tìm cách để đóa hoa nở vội. Họ nói Đạo trường này Đạo trường kia. Họ tìm kiếm tư lợi. Có người đã từng nói: Binh pháp sơ lậu là căn nguyên khổ ải. Lời nói thật chí lý”.

Miyamoto Musashi là ký ức và là tương lai của tinh thần Nhật Bản. Ông sinh năm 1584 trong một gia đình Samurai có gốc gác lâu đời. Số phận nghiệt ngã đến với ông rất sớm khi trở thành trẻ mồ côi năm 7 tuổi.

Musashi tham gia cuộc quyết đấu đầu tiên của đời mình năm 13 tuổi với kiếm thủ Thần Đạo Lưu có tên là Arima Kihei. Với thanh mộc kiếm trong tay, cậu đã khiến kiếm thủ lớn tuổi này thua trận và bị giết chết. Năm 16 tuổi Musashi tham dự cuộc quyết đấu thứ hai và đánh bại võ sĩ tài năng Tadashima Akiyama.

Ở tuổi trưởng thành, Musashi từ bỏ kiếm thép và chỉ sử dụng mộc kiếm. Trong một lần thách đấu với kiếm sĩ giỏi nhất của lãnh chúa Matsudaira, Musashi dụng song kiếm đánh bại võ sĩ này nhưng không giết chết. Ngay lập tức chính lãnh chúa Matsudaira thách đấu với Musashi và bị Mushashi dùng tuyệt chiêu “Thạch Hỏa” để hạ gục nhưng không giết chết. Lãnh chúa Matsudaira chấp nhận thua cuộc, mời Musashi ở lại và tôn làm sư phụ.

Vào độ tuổi gần ba mươi Musashi trở thành huyền thoại sống và được coi là đệ nhất kiếm khi ông đánh bại đại cừu thù và cũng là kiếm thủ thượng thừa Sasaki Korijo ở đảo Ganryu Shima. Ông đánh bại Sasaki bằng một thanh mộc kiếm ông tự đẽo từ mái chèo của con thuyền ông dùng để bơi ra đảo.

Musashi Sasaki Kojiro Bí kíp bất bại của huyền thoại Samurai Nhật Bản

Tượng điêu khắc kể lại trận đấu giữa Musashi và Sasaki Kojiro. Trên tay Musashi là thanh kiếm gỗ.

Ở tuổi 30, sau khoảng 60 trận quyết đấu bất bại, Musashi bỗng từ bỏ quyết đấu. Có lẽ ở đỉnh cao danh vọng ấy ông nhận ra mình vẫn còn yếu kém và con người không có ai là vô khuyết. Từ năm 30 tuổi đến năm 50 tuổi, kiếm khách Musashi trở thành một nghệ nhân lừng danh trong các lĩnh vực nghệ thuật mà ông tham gia: điêu khắc, thư pháp và tranh thủy mặc.

Ở tuổi năm mươi ông viết: “Ta đã nhận ra chân đạo”.

Từ bỏ chấp ngã, hòa hợp thiên-địa/âm dương

Suốt phần đời còn lại ông chỉ luyện kiếm, dạy kiếm, phát triển kiếm pháp, tư duy binh pháp và viết sách. Ông thực hành, chiêm nghiệm Thiền và Kiếm đạo để tìm ra chân lý. Musashi trở thành biểu tượng của sự phá chấp, huỷ bỏ mọi chấp ngã, từ hành động đến nhận thức.

“Thần đạo và Kiếm đạo vốn dĩ chỉ là một. Vì cả hai cùng dẫn đưa con người đến một mục đích là diệt ngã”.

Đệ nhất kiếm khách Musashi đã trở thành Kiếm Thánh. Một kiếm khách mà ẩn chứa bên trong lại là một vị đại thiền sư.

Ngoài kiếm đạo, tất cả những lĩnh vực nghệ thuật mà Musashi tham gia, từ thư pháp, tranh thủy mặc đến tranh khắc gỗ, từ rèn kiếm đến điêu khắc, ông đều là bậc thầy. Ông trở thành bậc thầy vì ông không có thầy. Ông tự mình rèn luyện, tìm tòi, cải cách, sáng tạo. Ông xóa bỏ lối mòn, kể cả lối mòn do chính mình tạo ra.

Ông đập vỡ các chấp ngã trong chính bản thân mình để mở cái ngã của mình ra với cả thế giới, hài hòa với âm-dương, với thiên-địa và trên tất cả là hòa hợp con người với tự nhiên.

Ông nói: “Không có nghề cao quý, chỉ có con người cao quý. Không có kiếm pháp vô địch, chỉ có con người vô địch”.

Ông cũng nói: “Khi ngươi đã thấu hiểu cái đạo của binh pháp, sẽ chẳng có một thứ gì ngươi không thể hiểu”.

ngu luan thu Bí kíp bất bại của huyền thoại Samurai Nhật Bản

Bản tiếng Việt của Ngũ Luân Thư -Nhật Bản

 

Năm 1643 Musashi lánh đời về ở ẩn trong một hang núi có tên Reigendo. Ở đây, trong những tuần cuối đời ông viết cuốn binh thư Go Rin No Sho.

Ngũ Luân Thư ngày nay đứng đầu bảng trong tất cả các thư viện Kiếm đạo. Đây là cuốn sách độc đáo nhất trong các sách binh pháp khi nó đề cập đến binh pháp chiến trận và thuật chiến đấu cá nhân bằng cùng một cách tiếp cận. Cuốn sách không phải là thuyết về binh pháp thuyết, mà theo lời của Musashi cuốn sách này là cẩm nang cho những người đàn ông muốn học binh pháp.

Bởi nó là cẩm nang, nội dung của nó luôn vượt lên trên tầm hiểu biết của những ai đọc nó. Đọc sách này càng nhiều lần, người đọc càng tìm thấy nhiều hơn trong từng trang sách.

Nhãn quan Kiếm đạo trong sách của Musashi cực kỳ đa dạng. Kẻ nhập môn có thể đọc sách này ở đẳng cấp nhập môn. Những bậc thầy cũng đọc những trang sách này nhưng ở đẳng cấp cao hơn. Sách không chỉ áp dụng cho quân sự, mà có thể dẫn đường cho bất cứ chiến lược gia nào, từ kinh doanh đến chính trị, miễn là ở lĩnh vực áp dụng người ta cần lập kế hoạch và có chiến thuật cho mọi tình huống.

Mọi kế hoạch kinh doanh, mọi chiến dịch quân sự, đều có thể dùng Ngũ Luân Thư làm cẩm nang dẫn lối. Ngay cả một người bình thường, cũng có thể đọc Go Rin No Sho để hoàn thiện cuộc sống của mình. Và triết lý của cuốn binh thư này có thể ảnh hưởng đến người đọc trong suốt cuộc đời.

Xem thêm các bài khác

Bài viết ngẫu nhiên
Những câu chuyện dân gian về nước Nhật
Những câu chuyện dân gian về nước Nhật
Những điều kiêng kỵ tại Nhật Bản
Những điều kiêng kỵ tại Nhật Bản
Top 10 bộ phim anime hay nhất
Top 10 bộ phim anime hay nhất
Triết lý khởi nghiệp của nghệ nhân sushi
Triết lý khởi nghiệp của nghệ nhân sushi
Từ vựng chuyên ngành ô tô
Từ vựng chuyên ngành ô tô
5 món ăn từ côn trùng được yêu thích nhất
5 món ăn từ côn trùng được yêu thích nhất
Kỳ thi đại học ở Nhật Bản
Kỳ thi đại học ở Nhật Bản
Đặc sản vùng Hokkaido
Đặc sản vùng Hokkaido
Tiếng Nhật Giao tiếp trong nhà hàng - phần 2
Tiếng Nhật Giao tiếp trong nhà hàng - phần 2
Văn hóa đi tàu điện ở Nhật
Văn hóa đi tàu điện ở Nhật


Fanpage "tiếng nhật 24h"