Bài 8

Ngữ pháp


Trong Tiếng Nhật có hai loại tính từ :
+ いけいようし : tính từ い
+ なけいようし : tính từ な
1. Tính từ な
a. Thể khẳng định ở hiện tại:
Khi nằm trong câu, thì đằng sau tính từ là từ です
Ví dụ:
このへやはきれいです。
(Căn phòng này sạch sẽ.)
b. Thể phủ định ở hiện tại:
Khi nằm trong câu thì đằng sau tính từ sẽ là cụm từ じゃ ありません, không có です
Ví dụ:
このへやはきれいじゃありません。
(Căn phòng này không sạch sẽ.)
c. Thể khẳng định trong quá khứ
Khi nằm trong câu thì đằng sau tính từ sẽ là cụm từ でした
Ví dụ:
Aさんはげんきでした。
(A thì đã khỏe)
d. Thể phủ định trong quá khứ
Khi nằm trong câu thì đằng sau tính từ sẽ là cụm từ じゃ ありませんでした
Ví dụ:
Aさんはげんきじゃありませんでした
(A đã không khỏe.)
* Lưu ý: Khi tính từ な đi trong câu mà đằng sau nó không có gì cả thì chúng ta không viết chữ な vào.
Ví dụ:
Aさんはげんきじゃありません。(đúng)
(A không khỏe.)
Aさんはげんきなじゃありませんでした。(sai)
Sai vì có chữ な đằng sau tính từ.
e. Theo sau tính từ là danh từ chung
Khi đằng sau tính từ là danh từ chung thì mới xuất hiện chữ な
Ví dụ:
ホーチミンしはにぎやかなまちです
(Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố nhộn nhịp.)
Tác dụng: Làm nhấn mạnh ý của câu.

2.Tính từ い
a. Thể khẳng định ở hiện tại:
Khi nằm trong câu, thì đằng sau tính từ là từ です
Ví dụ:
このとけいはあたらしいです。
(Cái đồng hồ này thì mới)
b. Thể phủ định ở hiện tại:
Khi ở phủ định, tính từ い sẽ bỏ い đi và thêm vào くない、vẫn có です
Ví dụ:
ベトナムのたべものはたかくないです。
(Thức ăn của Việt Nam không mắc)
Trong câu trên, tính từ たかい đã bỏ い thêm くない thành たかくない
c. Thể khẳng định trong quá khứ
Ở thể này, tính từ い sẽ bỏ い đi và thêm vào かった, vẫn có です
Ví dụ:
きのうわたしはとてもいそがしかったです。
(Ngày hôm qua tôi đã rất bận rộn)
Trong câu trên, tính từ いそがしい đã bỏ い thêm かった thành いそがしかった
d. Thể phủ định trong quá khứ
Ở thể này, tính từ い sẽ bỏ い đi và thêm vào くなかった, vẫn có です
Ví dụ:
きのうわたしはいそがしくなかったです。
(Ngày hôm qua tôi đã không bận.)
Trong câu trên, tính từ いそがしい đã bỏ い thêm くなかった thành いそがしくなかった
Lưu ý: Đối với tính từ い khi nằm trong câu ở thể khẳng định đều viết nguyên dạng.
Ví dụ: いそがしい khi nằm trong câu ở thể khẳng định vẫn là いそがしい
e. Theo sau tính từ là danh từ chung
Khi đằng sau tính từ là danh từ chung thì vẫn giữ nguyên chữ い
Ví dụ:
ふじさんはたかいやまです。
( Núi Phú Sĩ là một ngọn núi cao.)
Tác dụng: nhấn mạnh ý của câu.
f. Tính từ い đặc biệt
Đó chính là tính từ いい (tốt). Khi đổi sang phủ định trong hiện tại, khẳng định ở quá khứ,
phủ định ở quá khứ thì いい sẽ đổi thành よ, còn khẳng định ở hiện tại thì vẫn bình thường.
Ví dụ:
いいです : khẳng định ở hiện tại
よくないです : phủ định trong hiện tại
よかったです : khẳng định ở quá khứ
よくなかったです : phủ định ở quá khứ

3. Cách sử dụng あまり và とても
a. あまり: được dùng để diễn tả trạng thái của tính từ, luôn đi cùng với thể phủ định của tính từ có nghĩa là không~lắm
Ví dụ:
Tính từ な
Aさんはあまりハンサムじゃありません。
(Anh A không đẹp trai lắm)
Tính từ い
にほんのたべものはあまりおいしくないです。
(Thức ăn của Nhật Bản không ngon lắm)
b. とても: được dùng để diễn tả trạng thái của tính từ, luôn đi cùng với thể khẳng định của
tính từ có nghĩa là rất~
Ví dụ:
Tính từ な
このうたはとてもすてきです。
(Bài hát này thật tuyệt vời)
Tính từ い
このじどうしゃはとてもたかいです。
(Chiếc xe hơi này rất mắc)
4. Các mẫu câu
a. Mẫu câu 1:
S + は + どう + ですか
Cách dùng: Dùng để hỏi một vật hay một người nào đó (ít khi dùng) có tính chất như thế nào.
Ví dụ:
ふじさんはどうですか。
(Núi Phú Sĩ trông như thế nào vậy?
ふじさんはたかいです。
(Núi Phú Sĩ thì cao)
b. Mẫu câu 2:
S + は + どんな + danh từ chung + ですか
Cách dùng: Dùng để hỏi một nơi nào đó, hay một quốc gia nào đó, hay ai đó có tính chất như thế nào (tương tự như mẫu câu trên nhưng nhấn mạnh ý hơn)
Ví dụ:
Aさんはどんなひとですか。
(Anh A là một người như thế nào?)
Aさんはしんせつなひとです。
(Anh A là một người tử tế)
ふじさんはどんなやまですか。
(Núi Phú Sĩ là một ngọn núi như thế nào?)
ふじさんはたかいやまです。
(Núi Phú Sĩ là một ngọn núi cao)
Cần lưu ý là khi trong câu hỏi từ hỏi là どんな thì khi trả lời bắt buộc bạn phải có danh từ
chung đi theo sau tính từ い hoặc な theo như ngữ pháp mục e của hai phần 1 và 2.
c. Mẫu câu 3:
ひと + の + もの + は + どれ + ですか
Cách dùng: Dùng để hỏi trong nhiều đồ vật thì cái nào là của người đó.
Ví dụ:
Aさんのかばんはどれですか
(cặp của anh A là cái nào?)
.......このきいろいかばんです
(là cái cặp màu vàng này)
d. Mẫu câu 4:
S + は + Adj 1 + です、そして + Adj2 + です
Cách dùng: そして là từ dùng để nối hai tính từ cùng ý (rẻ với ngon ; đẹp với sạch ; đắt với
dở,...) với nhau, có nghĩa là ~ và ~/~ rồi thì ~
Ví dụ:
ホーチミンしはにぎやかです、そしてきれいです。
(Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp và sạch sẽ)
e. Mẫu câu 5:
S + は + Adj1 + ですが、 Adj2 + です
Cách dùng: Mẫu câu này trái ngược với mẫu câu trên, dùng để nối hai tính từ mà một bên là khen về mặt nào đó, còn bên kia thì chê mặt nào đó (rẻ nhưng dở ; đẹp trai nhưng xấu bụng,...).
Ví dụ:
ベトナムのたべものはたかいですが、おいしいです。
(Thức ăn của Việt Nam mắc nhưng mà ngon)


Bình luận :
Học Kanji mỗi ngày

Hiragana : きず

Nghĩa của từ : vết thương

Bài viết ngẫu nhiên
Sushi – tinh hoa ẩm thực Nhật Bản
Sushi – tinh hoa ẩm thực Nhật Bản
Khám phá "thiên đường" mèo tại Nhật Bản
Khám phá "thiên đường" mèo tại Nhật Bản
Cố đô Kyoto
Cố đô Kyoto
Sempai – Kohai, Nét đẹp văn hóa Nhật Bản
Sempai – Kohai, Nét đẹp văn hóa Nhật Bản
Daruma Nhật Bản- Búp bê may mắn
Daruma Nhật Bản- Búp bê may mắn
Lễ Phật đản ở Nhật.
Lễ Phật đản ở Nhật.
Lễ Obon – Ngày báo hiếu với tổ tiên
Lễ Obon – Ngày báo hiếu với tổ tiên
Phân biệt sushi và sashimi ở Nhật Bản
Phân biệt sushi và sashimi ở Nhật Bản
Tiếng nhật chuyên ngành kỹ thuật Điện tử (技術専用語)
Tiếng nhật chuyên ngành kỹ thuật Điện tử (技術専用語)
Guốc gỗ Geta – Nét đẹp văn hóa Nhật Bản
Guốc gỗ Geta – Nét đẹp văn hóa Nhật Bản

Thành viên mới


Fanpage "tiếng nhật 24h"
Tài trợ
Support : email ( [email protected] ) - Hotline ( 09 8627 8627 )