Bài 14

Ngữ pháp


Ngữ pháp bài này rất là khó, và đây là một trong những ngữ pháp thường xuyên dùng trong tiếng Nhật, nếu không nắm kĩ phần này, các bạn sẽ kh.ng thể nào bước lên tiếp đuợc.
1.てけい (THỂ TE)
Động từ trong tiếng Nhật được chia làm 3 nhóm. Trước khi vào thể て, các bạn cần phải nắm vững và biết cách phân biệt động từ nào ở nhóm nào.
A. Các nhóm động từ
1) Động từ nhóm I: là những động từ có đuôi là cột いtrước ます tức là những chữ sau đây:
い, し, ち, り, ひ, ぎ, き, に...
Ví dụ:
あそびます : đi chơi
よびます : gọi
のみます : uống
Tuy nhiên cũng có một số động từ được gọi là đặc biệt. Những động từ đó tuy có đuôi là cột いnhưng có thể nó nằm trong nhóm II, hoặc nhóm III. Tuy nhiên những động từ như thế không nhiều.
Ví dụ:
あびます : tắm (thuộc nhóm II)
かります : mượn (thuộc nhóm II)
きます : đến (thuộc nhóm III)


2) Động từ nhóm II
Động từ nhóm II là những động từ có đuôi là cột え trước ます tức là những chữ sau đây:
え, せ, け, ね, て, べ.....
Ví dụ:
たべます : ăn
あけます : mở
Động từ ở nhóm này thì hầu như không có ngoại lệ 


3) Động từ nhóm III
Động từ nhóm III được gọi là DANH - ĐỘNG TỪ. Tức là những động từ có đuôi là chữ し, và khi bỏ ます và し ra thì cái phần trước nó sẽ trở thành danh từ.
Ví dụ: bỏ ます
べんきょうします : học ---------------> べんきょう : việc học
かいものします : mua sắm --------------> かいもの : việc mua sắm
Tuy nhiên cũng có một vài động từ cũng có đuôi là し nhưng không phải là danh động từ.
Ví dụ:
はなします : nói chuyện.

B. てけい Thể 
Vậy thể て là gì ? Thể て là một dạng khác của động từ. Trước giờ các bạn đã học qua động từ nhưng ở thể ます, và những động từ đó có đuôi là ます. Và bây giờ thể て chính là từ thể ますchuyển thành dựa vào một số quy tắc. Đây là quy tắc cơ bản:
1) Động từ nhóm I: các bạn đã biết thế nào là động từ nhóm I, và đây cũng là nhóm có cách chia rắc rối nhất.
* Những động từ có đuôi là き, các bạn sẽ đổi thành いて
Ví dụ:
bỏ ます, đổi き thành いて
かきます (viết) --------------------------------> かいて
ききます (nghe)-------------------------------> きいて
あるきます (đi bộ) -------------------------------> あるいて
* Những động từ có đuôi là ぎ các bạn sẽ đổi thành いで
Ví dụ:
bỏ ます, đổi ぎ thành いで
およぎます (bơi) ----------------------------------------------> およいで
いそぎます (vội vã) -------------------------------------------> いそいで
* Những động từ có đuôi là み, び các bạn sẽ đổi thành んで
Ví dụ:
bỏ ます, み,び Thêm んで
のみます (uống) ---------------------------------------> のんで
よびます (gọi) ---------------------------------------> よんで
よみます (đọc) ---------------------- ----------------> よんで
Đối với hai động từ よびます và よみます thì khi chia thể て, các bạn phải xem xét ngữ cảnh của câu để biết được nó là động từ よびます hay động từ よみます.
* Những động từ có đuôi là い, ち, り các bạn đổi thành って
Ví dụ:
まがります (quẹo) ----------------------------------------> まがって
かいます (mua) ----------------------------------------> かって
のぼります (leo) -----------------------------------------> のぼって
しります (biết) -----------------------------------------> しって
* Những động từ có đuôi là し thì chỉ cần thêm て
Ví dụ:
おします (ấn) -----------------------> おして
だします (gửi) ----------------------> だして
けします (tắt)-----------------------> けして
* Riêng động từ いきます do là động từ đặc biệt của nhóm I nên sẽ chia như sau:
bỏ ます, き vàthêm って
いきます  (đi)---------------------------------> いって

2) Động từ nhóm II
Đối với động từ nhóm II, các bạn chỉ cần bỏ ます thêm て
Ví dụ:
たべます (ăn) -------------------------------> たべて
あけます (mở) -------------------------------> あけて
はじめます (bắt đầu) ---------------------------> はじめて
* Một số động từ sau đây là động từ đặc biệt thuộc nhóm II, cách chia như sau:
あびます (tắm)----------------------------> あびて
できます (có thể)---------------------> できて
います (có)------------------------------> いて
おきます (thức dậy)----------------------> おきて
おります (xuống (xe))------------------> おりて
かります (mượn)-------------------------> かりて
3) Động từ nhóm III: bỏ ます thêm
Ví dụ:
します   (làm) --------------------------->して
さんぽします (đi dạo) --------------------------->さんぽして
べんきょうします (học) --------------------------->べんきょうして
Đây là động từ đặc biệt nhóm III:
きます (đi) --------------------> きて

4.Vて> + ください : hãy ~ (yêu cầu ai làm gì đó)
Ví dụ:
ここになまえとじゅうしょをかいてください。
(hãy viết tên và địa chỉ vào đây)
5.Vて + います : đang ~ (khẳng định)
Vて + いません : đang (phủ định)
Ví dụ:
ミラーさんはいまでんわをかけています。
(Anh Mira đang gọi điện thoại)
いまあめがふっていますか。
(Bây giờ trời đang mưa phải không ?)
à はい、ふっています。
(vâng, trời đang mưa)
à いいえ、ふっていません
(Không, không có mưa)
6.Vます + ましょう +
Ví dụ:
かさをかしましょうか。
(Tôi cho bạn mượn cây dù nhé ?)
すみません。おねがいします
(Vâng, làm ơn.)


Bình luận :
Học Kanji mỗi ngày
存じます

Hiragana : ぞんじます

Nghĩa của từ : biết (khiêm nhường ngữ củaしります)

Bài viết ngẫu nhiên
Những câu Chào hỏi trong Tiếng Nhật
Những câu Chào hỏi trong Tiếng Nhật
Gagaku – Nhã nhạc Nhật Bản
Gagaku – Nhã nhạc Nhật Bản
Chùa Thanh Thủy – di tích lịch sử tiêu biểu của Kyoto
Chùa Thanh Thủy – di tích lịch sử tiêu biểu của Kyoto
Lễ hội Jidai (Jidai matsuri) Nhật Bản
Lễ hội Jidai (Jidai matsuri) Nhật Bản
Những ngôi nhà không sáng đèn ở Nhật Bản
Những ngôi nhà không sáng đèn ở Nhật Bản
Kanzashi: Trâm cài tóc Nhật Bản
Kanzashi: Trâm cài tóc Nhật Bản
Chuông gió Nhật Bản…Leng keng leng keng …
Chuông gió Nhật Bản…Leng keng leng keng …
Manga trở thành một chuyên ngành đại học
Manga trở thành một chuyên ngành đại học
Guốc gỗ Geta, nét văn hóa độc đáo của người Nhật Bản
Guốc gỗ Geta, nét văn hóa độc đáo của người Nhật Bản
Hoa tử đằng – tình yêu bất diệt
Hoa tử đằng – tình yêu bất diệt

Thành viên mới


Fanpage "tiếng nhật 24h"
Tài trợ
Support : email ( [email protected] ) - Hotline ( 09 8627 8627 )