Le Van Hoan
17/04/2014

Tôn giáo trong đời sống của người Nhật Bản

Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo. Ở đây cùng đồng thời tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách tôn giáo khác nhau.  Cùng tìm hiểu tôn giáo Nhật Bản nhé.

Thần đạo (Shinto)
Thần đạo là tôn giáo bản xứ của người Nhật Bản và cũng xưa như nước Nhật. Đó là tôn giáo chính của Nhật Bản bên cạnh Phật giáo.
Thần đạo không có người sáng lập, cũng không có các loại kinh kệ riêng như kinh Thánh hay kinh Phật. Việc truyền đạo và thuyết giáo cũng khác nhau và hầu hết những đám tang đều được tổ chức theo kiểu Phật giáo.

Phật giáo
Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Nhật Bản. Phật giáo được du nhập vào Nhật từ Trung Hoa và Triều Tiên dưới dạng món quà của vương quốc thân hữu Triều Tiên Kudara vào thế kỷ thứ VI. Trong khi Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì những lý thuyết phức tạp của nó.
Trong thời kỳ Nara, những tu viện Phật giáo lớn ở kinh đô Nara như tu viện Todaiji, đã có ảnh hưởng chính trị rất lớn và là một trong những lý do để chính quyền phải dời đô đến Nagaoka năm 784 và sau đó đến Kyoto năm 794.

Trong thời kỳ Heian, hai môn phái Phật giáo được du nhập từ Trung Hoa, môn phái Tendai năm 805 và môn phái Shingon năm 806. Sau đó nhiều môn phái khác đã đánh bật môn phái Tendai.

Tôn giáo trong đời sống của người Nhật Bản
Nhà sư của Nhật Bản.

Khổng giáo
Mặc dù không được tiến hành như một thứ tôn giáo, Khổng giáo du nhập từ Trung Hoa đã có ảnh hưởng rất sâu đậm đến cách suy nghĩ của người Nhật. Khổng giáo đã đưa ra một hệ thống giai tầng, trong đó mỗi người phải hành động theo địa vị của mình để đảm bảo sự hài hòa trong xã hội và sự trung thành đối với quốc gia.
Tân Khổng giáo, được đưa vào Nhật thế kỷ 12, giải thích thiên nhiên và xã hội dựa trên những nguyên tắc siêu hình và chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Lão giáo. Ở Nhật, lý thuyết này được gọi là Shushigaku, đã đưa ra ý tưởng là con người phải đảm bảo sự ổn định xã hội và chịu những trách nhiệm về xã hội. Trường phái này sử dụng nhiều khái niệm siêu hình để giải thích thiên nhiên và trật tự xã hội.

Đạo cơ đốc
Ngày nay có khoảng từ 1 đến 2 triệu người Nhật theo Cơ đốc giáo (khoảng 1% dân số Nhật Bản). Hầu hết sống ở miền Tây nước Nhật, nơi các hoạt động truyền giáo mạnh nhất trong thời gian từ thế kỷ 16.
Một số tập tục của Cơ đốc giáo đã trở lên phổ biến cả với những người không theo đạo. Chẳng hạn như việc mặc áo đầm trắng trong đám cưới, việc kỷ niệm ngày Valentine và ở mức độ nào đó là việc kỷ niệm ngày Giáng sinh.
Năm 1542, những người Âu đầu tiên từ Bồ Đào Nha đặt chân lên Kyushu ở phái Tây Nhật Bản. Hai thứ quan trọng nhất về mặt lịch sử mà họ nhập khẩu vào Nhật là thuốc súng và đạo Cơ đốc. Những nhà tư bản người Nhật ở Kyushu hoan nghênh mậu dịch với nước ngoài đặc biệt là vì những loại vũ khí mới, và từ đó liên tiếp nhận sự truyền giáo của những thầy tu dòng Tên. Những cuộc truyền giáo đã thành công trong việc cải giáo một số lớn những người sống ở phía Tây nước Nhật kể cả những người trong tầng lớp lãnh đạo. Năm 1550, Francis Xavier cũng làm một cuộc truyền giáo ở thủ đô Kyoto.

Tôn giáo trong đời sống của người Nhật Bản
Các vị Kami trong thần đạo của Nhật Bản.

Đạo hồi
Đạo hồi ở Nhật Bản là tương đối mới so với các nước khác trên thế giới. Không có một ghi nhận rõ ràng nào về sự quan hệ giữa đạo Hồi với nước Nhật, ngoại trừ vài trường hợp riêng lẻ giữa những cá nhân người Nhật với Hồi giáo ở các nước khác từ trước năm 1868.
Đạo hồi được người Nhật biết đến lần đầu vào năm 1877. Điều này giúp Hồi giáo tìm được một chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Nhật, nhưng chỉ trên phương diện kiến thức và một phần lịch sử văn hóa.
Cuộc sống cộng đồng Hồi giáo chỉ bắt đầu khi những người Turkoman, Uzbek, Tadjk, Kazakh và những người Hồi giáo Turko – Tatar tị nạn đến từ châu Á và Nga vào Thế chiến thứ I. Những người Hồi giáo này hình thành một cộng đồng Hồi giáo nhỏ, và một số người Nhật đã cải giáo theo đạo Hồi qua việc tiếp xúc với những người này.
Với sự hình thành của những cộng đồng Hồi giáo, vài nhà thờ đã được xây dựng, trong đó quan trọng nhất là nhà thờ Kobe được xây năm 1935 (là nhà thờ Hồi giáo duy nhất còn lại ở Nhật Bản ngày nay), và nhà thờ Tokyo được xây dựng năm 1938. Chỉ đến sau Thế chiến thứ II, cộng đồng Hồi giáo của người Nhật mới hình thành thực sự. Tuy nhiên, bất kể những thành công ban đầu, số lượng thành viên Hồi giáo gia tăng chậm. Ngày nay số lượng tín đồ Hồi giáo ở Nhật có khoảng vài ngàn người.

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn cũng đã có những hiểu biết về tôn giáo ở đất nước được mệnh danh là xứ sở hoa anh đào.


Bài viết ngẫu nhiên
Những quy tắc đáng lưu ý khi đến Nhật Bản
Những quy tắc đáng lưu ý khi đến Nhật Bản
Nếm Nattou, món ăn khó ngửi của Nhật Bản
Nếm Nattou, món ăn khó ngửi của Nhật Bản
Văn hóa tặng quà trong kinh doanh của người Nhật
Văn hóa tặng quà trong kinh doanh của người Nhật
Giới trẻ Nhật Bản - Phụ nữ Nhật Bản thay đổi 180 độ? – Phần 1
Giới trẻ Nhật Bản - Phụ nữ Nhật Bản thay đổi 180 độ? – Phần 1
Độc đáo cầu lông Hanetsuki Nhật Bản
Độc đáo cầu lông Hanetsuki Nhật Bản
Nền âm nhạc truyền thống Nhật Bản
Nền âm nhạc truyền thống Nhật Bản
Tại sao giới trẻ Nhật Bản “thờ ơ” với sex?
Tại sao giới trẻ Nhật Bản “thờ ơ” với sex?
Độc đáo nghệ thuật viết thư tranh etegami Nhật Bản
Độc đáo nghệ thuật viết thư tranh etegami Nhật Bản
Mochi – Loại bánh truyền thống tuyệt vời của Nhật Bản
Mochi – Loại bánh truyền thống tuyệt vời của Nhật Bản
Tiếng Nhật Giao tiếp trong nhà hàng - phần 3 - Một số câu khách thường nói
Tiếng Nhật Giao tiếp trong nhà hàng - phần 3 - Một số câu khách thường nói


Fanpage "tiếng nhật 24h"