lê hoàn
10/04/2014

Nghệ thuật giao tiếp bằng mắt

Tại Nhật Bản người ta cho rằng nhìn thẳng vào mắt đối phương là hành vi xấu, thiếu lịch sự. Tại một số hội nghị có sự tham gia của người Nhật thì giao tiếp bằng mắt hầu như là không có, nếu có thì so với các nước phương Tây chắc chắn là rất có chừng mực.

 

Nghệ thuật giao tiếp
Với người Nhật, nhìn thẳng vào mắt đối phương khi giao tiếp là thiếu lịch sự.

Theo thống kê, tỷ lệ thời gian giao tiếp bằng mắt khi người Nhật gặp gỡ đối phương chỉ ở mức 10%. Tại hành lang hay lối vào hội trường công ty, những người quen biết có vô tình gặp nhau dường như rất nhiều trường hợp người Nhật sẽ đưa mắt xuống một chút và không nhìn mặt đối phương. Trong khi đó, rất nhiều người phương Tây cảm thấy thái độ như vậy là thất lễ và nghĩ rằng mình đã bị coi thường.

Theo văn hóa phương Tây, thông thường khi chào hỏi người ta sẽ sử dụng nhiều đến giao tiếp bằng mắt, cử động tay hơi nhẹ, nâng cao lông mày lên một chút… Lông mày đưa lên một chút mang ý nghĩa là “Chào”. Từ lúc lông mày đưa lên cho đến lúc trở về vị trí cũ cũng không mất đến 1 giây. Người phương Tây tiến hành tín hiệu này một cách vô thức và đã trở thành tín hiệu mà mọi người cùng nhau thừa nhận. Và nếu người đáp lại bằng gương mặt tươi cười thì người kia có thể tiến gần lại đối phương bắt chuyện.

Tín hiệu sử dụng đôi mắt với người phương Tây cực kỳ quan trọng. Một thử nghiệm đã được tiến hành đối với các em học sinh cho thấy có hơn nửa các em trả lời rằng việc lẩn tránh giao tiếp bằng mắt một cách có ý thức khiến các em cảm thấy không thoải mái. Cố không giao tiếp bằng mắt được coi là không trung thực hay có hành động đáng ngờ. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu cho thấy họ đang lắng nghe lời nói của đối phương. Tại các nước như Hy Lạp hay Tây Ban Nha, giao tiếp bằng mắt có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp làm rõ ràng hơn lời nói.

Ở các nước khác, nhiều khi giao tiếp bằng mắt quan trọng đến mức không thể thiếu, như là một cách để nuôi dưỡng quan hệ tin tưởng lẫn nhau hay bầu không khí thân mật. Đôi mắt vẫn được nói là cửa sổ của tâm hồn. Khi làm việc với người nước ngoài, những cử chỉ vô ý thức như vậy luôn phải ghi nhớ, hãy vận dụng một cách tích cực giao tiếp bằng mắt hay các tín hiệu khác và cho thấy mình đang lắng nghe lời nói người khác nói. Nếu làm được như vậy chắc chắn sẽ không còn hiểu nhầm hay gây khó chịu cho đối phương.


Bài viết ngẫu nhiên
Lịch sử Kimono qua các thời kỳ.
Lịch sử Kimono qua các thời kỳ.
Tang lễ ở Nhật Bản
Tang lễ ở Nhật Bản
Nhật Bản “lặng yên”
Nhật Bản “lặng yên”
Đậu hũ sắc đặc sản Kyoto
Đậu hũ sắc đặc sản Kyoto
Trái cây cực kỳ đắt đỏ ở Tokyo
Trái cây cực kỳ đắt đỏ ở Tokyo
Những món ăn vặt kỳ lạ ở Nhật Bản
Những món ăn vặt kỳ lạ ở Nhật Bản
MÚA RỐI NHẬT BẢN – NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT
MÚA RỐI NHẬT BẢN – NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT
Khi người Nhật làm du lịch…
Khi người Nhật làm du lịch…
Tiếng Nhật ngành Thời trang - Làm đẹp
Tiếng Nhật ngành Thời trang - Làm đẹp
Tìm hiểu về ngôi chùa Pháp Long cổ tự ở Nhật Bản
Tìm hiểu về ngôi chùa Pháp Long cổ tự ở Nhật Bản


Fanpage "tiếng nhật 24h"