Nếu bạn là độc giả trung thành của loạt truyện tranh Doraemon, chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ hình ảnh bánh rán đậu đỏ, món ăn ưa thích của chú mèo máy thông minh. Theo tiếng Nhật Dora tức là “cái chiêng” và yaki tức là “nướng” ( có thể hiểu Dorayaki là chiếc bánh nướng bằng chiếc chiêng). Bánh “rán” Dorayaki có từ cuối thời Edo ở Tokyo và xuất hiện tại 1 ngôi chùa cổ. 

Diệu kì bánh rán Doraemon

Bánh rán Doraemon thật hấp dẫn.

Bánh được các nhà sư làm ra từ bột đậu xay và nướng trên một tấm thép hình chữ nhật mỏng đã được nung nóng, trở đều tay bằng một chiếc chiêng. Vỏ bánh bên ngoài được phết mật ong rừng và nhân bánh là đậu đỏ với vị ngọt nhẹ. Nếu bạn muốn tự tay làm ra những chiếc bánh thơm ngon này thì còn chần chờ gì nữa, hãy cùng bắt đầu thôi.

Nguyên liệu
- 2 trứng gà để ở nhiệt độ phòng.
- 80g đường.
- 1 nhúm muối.
- 1 thìa súp mật ong.
- 1/2 thìa bột nở.
- 50ml sữa tươi không đường.
- 100g bột mỳ + 30g bột ngô.
- 2 thìa cà fê vani cho thơm.

Cách làm

Nhân bánh:
- 100g đậu đỏ ninh cho mềm rồi dùng thìa nghiền nhuyễn (không cần nhuyễn quá)
- Cho 2 thìa súp sữa tươi + 3 thìa súp đường vào nồi, đun đến khi tan đường thì cho đậu đỏ vào xào, nêm lại nếu nhạt thì cho thêm đường.

Diệu kì bánh rán Doraemon

Cách làm nhân bánh.

Vỏ bánh:
- Đánh tan hỗn hợp trứng gà, muối, đường, mật ong, sữa cho đều nhau.
- Trộn tất cả các loại bột cho đều rồi rây vào hỗn hợp trứng. Dùng phới đánh đều đến khi bột không còn bị vón thì cho vani vào rồi trộn tiếp.
- Bắc chảo lên bếp, phết 1 lớp dầu rồi đổ từng muôi bột vào rán đến khi bánh vàng đều.

Diệu kì bánh rán Doraemon

Chiếc bánh sắp hoàn thành.

- Phết nhân đậu đỏ lên mặt dưới 1 cái rồi úp cái kia lên, ấn nhẹ. Bánh rán Doraemon đây rồi.

Diệu kì bánh rán Doraemon
Diệu kì bánh rán Doraemon

Bánh rán Doraemon ngon lành đây rồi.

Bánh này ăn nóng là ngon nhất, có thể để tủ lạnh ăn dần, khi ăn chỉ cần bỏ vào lò vi sóng nướng lại là được.

Diệu kì bánh rán Doraemon
Bánh bánh rán theo kiểu truyền thống trong thời hiện đại
Diệu kì bánh rán Doraemon
Trong thời hiện đại bánh Đôremon không chỉ có nhân đậu đỏ
Diệu kì bánh rán Doraemon
Diệu kì bánh rán Doraemon

Sau bài viết này, hy vọng bạn sẽ cho ra lò những mẻ bánh ngon lành và đẹp mắt.

Nếu có dịp bước vào Shitakubeya – phòng đợi của một võ đường Sumo, bạn sẽ thấy những “đống thịt” khổng lồ tưởng chừng như bị đông cứng, nằm xoãi dài trên thảm.

Một cuộc sống khác biệt

Cuộc sống của võ sĩ Sumo hoàn toàn khác biệt với các VĐV ở tất cả các môn thể thao khác. Không có môn võ nào mà tất cả võ sinh – lính mới cũng như có đẳng cấp – cùng  sống chung, tập luyện chung dưới mái võ đường. Vị chưởng môn – Oyakatta – có quyền tuyệt đối định đoạt số phận của từng môn sinh. Từ cái ăn, cái ngủ đến những sinh hoạt khác đều tùy thuộc vào đẳng cấp của anh ta.

Vị chưởng môn – Oyakatta – có quyền tuyệt đối định đoạt số phận của từng môn sinh.

Oyakatta là một võ sĩ đã từ giã vũ đài và đạt đến đẳng cấp cao nhất Yokozuna (đại sư), khi tập hợp đủ môn sinh thì có quyền mở võ đường riêng hoặc kế tục địa vị của người khác. Ông và vợ ông (Okami-san) là cha mẹ đỡ đầu của một gia đình gồm toàn những chàng trai trẻ được tuyển chọn từ mọi miền trên đất Nhật. Oyakatta làm nhiệm vụ giáo huấn tinh thần, thể chất và võ thuật cho võ sinh, trong khi đó, Okami-san – người đàn bà duy nhất được phép sống trong võ đường – dạy họ nấu ăn và cách lo liệu cho chính họ. Nhưng quan trọng hơn, bà chính là người chăm sóc họ những khi đau ốm và an ủi những lúc họ tâm sự nỗi niềm riêng.

Thiên chất trở thành võ sĩ Sumo

Thiên chất để trở thành một võ sĩ Sumo có thể được phát triển từ thuở thiếu thời do những “chuyên viên tuyển lựa” của các võ đường đi lùng sục khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn. Sau đó thì chính cha mẹ đưa anh ta đến làm lễ thọ giáo với Oyakatta, tin tưởng rằng con họ đủ khả năng và tư cách đạo đức để trở thành một võ sĩ.

Để trở thành võ sĩ Sumo

Thiên chất ngay từ bé.

Nếu bạn là môn sinh mới bước chân vào võ đường, trước tiên bạn được đối xử như một vị khách danh dự, ăn cùng mâm với những võ sĩ có đẳng cấp cao hơn và những vị khách khác, chẳng phải làm việc gì và chưa phải tập tành gì. Sau một tuần được “coi giò coi cẳng”, vị chưởng môn thấy bạn quyết tâm gia nhập võ đường, lúc đó bạn mới thật sự không còn là khách quý nữa mà trở thành một anh lính mới tò te. Anh bắt đầu bằng công việc tạp dịch trong võ đường như lau chùi phòng vệ sinh, rửa chén bát, quét dọn, chạy việc vặt cho các sư huynh. Muốn ăn được quả tốt, phải biết trồng cây. Đó là điều bạn nên biết và tự nguyện chấp nhận. Bạn ăn những bữa chỉ toàn súp với cải bắp và một ít xương sụn. Vì bắt buộc phải làm những công việc lặt vặt, bạn không bao giờ ngủ sớm được và mất ngủ là chuyện thường xuyên làm ảnh hưởng đến những buổi tập sáng hôm sau của bạn. Các bạn đồng môn không hề thông cảm và thương xót bạn chút nào, trái lại họ sẽ “dần” cho bạn những đòn chí tử lên thể xác lẫn tinh thần. Đây được xem như giai đoạn thử lửa để chứng tỏ ý chí sắc đá của bạn.

Qua được ngưỡng cửa này, bạn chính thức trở thành một võ sinh Sumo. Lúc này bạn tham gia những buổi luyện tập căng thẳng vào buổi sáng, tắm rửa, ăn uống đầy đủ để bù vào số lượng calori tiêu hao trong ngày và được ngủ ngon giấc.

Muốn trở thành một VĐV Sumo để tham gia thi đấu, bạn phải cao tối thiểu 1,74m và nặng 75kg. Võ sĩ nặng cân nhất thế giới hiện nay là Konishiki-tên thật là Salevaa Atisanoe-người Hawaii với “khối thịt” khổng lồ nặng 263 kg, là người nước ngoài đầu tiên dành chức vô địch 1992 từ tay người Nhật. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng và đáng nhớ…đời trong thế giới Sumo.

Những võ sinh có đẳng cấp thấp cùng sống chung trong một nơi được gọi là Sumobeya, như một “nhà giam” kiên cố trong võ đường. Tuy nhiên họ cũng có đầy đủ phương tiện giải trí hiện đại như tivi, sách báo, trò chơi điện tử. Những sư huynh sống riêng từng phòng và đều có “lính mới” để sai vặt. Riêng Oyakatta cùng gia đình sống trong một khu vực riêng biệt, “vô phận sự cấm vào”, ngoại trừ bạn bè, những người thân và những vị khách quý. Nếu võ đường là một tòa cao ốc ba tầng thì cấp nhỏ nhất ở tầng trệt còn sư phụ ở tầng cao nhất, đúng theo tôn ti trật tự của người Đông Phương.

Võ Hội Sumo ở Nhật

Ở Tokyo có tất cả 30 võ đường được Hội Sumo chính thức công nhận. Nhiều võ đường trong số này tập trung quanh khu vực Asakusabashi và Ryogoku. Vào mùa hè, mọi người có thể nhìn thấy họ ì ạch lê bước dạo chơi trên những đường phố hẹp trong bộ yukata và đôi guốc gỗ.

Những trận thi đấu và biểu diễn được tổ chức khắp nước Nhật. Đây là một môn võ cổ truyền của Thần đạo Nhật Bản xuất hiện cách đây khoảng 1.800 năm, hàng năm thu hút khoảng 60 triệu khán giả xem những trận thi đấu trực tiếp và trên truyền hình. Ở Nhật, nó có số lượng người hâm mộ đông hơn bất cứ môn thể thao nào khác, ngoại trừ môn bóng bầu dục. Võ sĩ Sumo ở bất cứ thời nào cũng được xã hội kính trọng và hình ảnh của họ có mặt mọi nơi trong đời sống hàng ngày của người dân. Không riêng gì nam giới-từ già đến trẻ và đủ thành phần trong xã hội- nữ giới cũng là những cổ động viên nhiệt tình. Họ đến sân vận động thật sớm, kiên nhẫn đứng đợi hàng giờ liền ở chỗ đậu xe, tay thủ sẵn máy quay phimvới hy vọng thu được hình ảnh thần tượng của mình bước khệnh khạng xuống xe để vào đấu trường.

Để trở thành võ sĩ Sumo

Nghi thức truyền thống trên võ đài.

Một nghi thức cổ truyền không bao giờ thay đổi là trước khi trận đấu bắt đầu, trọng tài rắc muối lên sàn đấu để nhắc nhở lòng thanh khiết của VĐV, không bao giờ có hành động ám hại đối thủ. Theo truyền thống, là một võ sĩ Sumo thì đầu óc luôn luôn trong sạch, không bao giờ nghĩ đến gái, bởi vì đây là một môn thể thao hết sức nghiêm túc, đòi hỏi võ sĩ phải tập trung cao độ để đạt đến thành công. Nhưng truyền thống này đã bị phá vỡ từ lâu, nhiều võ sĩ đã cưới vợ và sinh con trong thời gian còn tham gia thi đấu.

 

Tiện đây, cũng xin nhắc lại chuyện một “quả bom” nổ lớn, không những trong làng Sumo mà còn vang dội khắp nước Nhật và cả thế giới, vào tháng 10 năm 1992 khi người mẫu kiêm diễn viên Rie Miyazawa họp báo chính thức công bố nhận lời cầu hôn với nhà vô địch Takahanada trước 350 phóng viên trong vòng 20 phút. Nàng sung sướng tuyên bố: “Khi thấy  trên sân đấu, tim tôi vô cùng xao xuyến”. Vài kênh truyền hình không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng này đã đi xa lời tuyên bố của Rie bằng cách tạo đồ họa vi tính con cái của hai người.Ngay cả thủ tướng Nhật lúc đó cũng bình luận sự kiện này: “Không thể không tin được? Tôi muốn nói, tôi thật sự sửng sốt.”

Để trở thành võ sĩ Sumo

Takahanada là võ sĩ Sumo thần tượng của dân Nhật.

Takahanada là võ sĩ Sumo thần tượng của dân Nhật còn Rie là một người mẫu đã từng làm mẫu cho một tập sách ảnh khỏa thân gây nhiều tranh luận trong năm 1991.(Về phương diện này, Rie là “đàn chị” của Madonna trước nhiều tháng). Những người hâm mộ lo sợ Rie sẽ làm hại cuộc đời của Takahanada, nhưng có người lại cho rằng: “Một võ sĩ Sumo khỏe mạnh cần có một người vợ tốt để săn sóc anh ta…”. Và đến giờ thì ngoài những giây phút dỗi hờn lẻ tẻ, đôi vợ chồng hết sức cách biệt về trọng lượng này rất ý hợp tâm đầu. Và đây cũng không phải là trường hợp duy nhất trong lịch sử Sumo của Nhật. Trong quá khứ, nhiều diễn viên cũng đã hy sinh nghề nghiệp của họ để trở thành những người nội trợ đảm đang và là dâu hiền trong làng Sumo.

Phụ nữ Nhật theo đuổi chủ nghĩa “nữ quyền”

Những năm gần đây, tình thế “chồng chúa vợ tôi” đã ít nhiều thay đổi, khi phụ nữ Nhật bắt đầu “Tây hóa”.



Theo một khảo sát, có 60% những cô gái trẻ được phỏng vấn trả lời rằng họ không hề muốn kết hôn, huống chi nói đến việc sinh con. Họ không muốn phí đời mình vào công việc bếp núc, giặt giũ, con cái và bốn bức tường nhỏ xíu, cùng những bà hàng xóm chán ngắt. Họ phát hoảng khi nhìn thấy cuộc đời của các bà và các mẹ mình. Vì theo “truyền thống” của phụ nữ Nhật thì lập gia đình đồng nghĩa với việc…chấm dứt sự nghiệp, các mối quan hệ xã hội, mọi cơ hội thăng tiến và phát triển.



Christel Takigawa – một trong những nữ MC trẻ thành công nhất tại Nhật Bản.

Phụ nữ Nhật ngày càng có học vấn cao hơn, và dĩ nhiên họ không thể chấp nhận “viễn cảnh tăm tối” này. Với một tấm bằng Đại học, họ hoàn toàn có thể tìm được một việc làm ổn định, thỏa sức phóng túng mà không bị bất cứ một ràng buộc nào. Họ cho rằng vẫn có thể tìm thấy hạnh phúc khi sống độc thân như vậy. Các cô gái mặc Kimono thướt tha trên đường phố Nhật hiện không còn nhiều và có những cô gái trẻ thú nhận rằng họ không biết cách mặc Kimono.



Số khác các cô gái trẻ thì thật sự nổi loạn. Họ chạy theo các mốt thời trang mới nhất, hoặc tự tạo ra những mốt… “dù bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn” khi bước ra phố. Họ nhuộm tóc nhiều màu hơn cả Christina Anguilera, đánh tóc tổ ong không thua kém Amy Winehouse, nhuộm da nâu bóng ngang ngửa Beyonce Knowles, chăm sóc móng chỉ thua Koda Kumi, có gu ăn mặc phong phú đến Katie Berry cũng phải cúi chào, và chi các khoản không nhỏ cho mỹ phẩm, hoặc những chuyến thăm spa đều đặn.

 
Tiêu biểu cho hình tượng này có lẽ dễ thấy nhất là các Gyaru “ngỗ ngược và khiêu khích”. Họ ăn mặc không theo bất cứ một quy tắc nào cả: quần trễ cạp, váy siêu ngắn, áo trong suốt, tóc xoăn như mì Ý, da ngăm đen nhưng mí mắt và môi thoa trắng lấp lánh…tóm lại họ có một trí tưởng tượng rất phong phú trong lĩnh vực thời trang và công nghệ, nhưng lại mù tịt trong các công việc nội trợ và chăm sóc chồng con. Nhưng bạn đừng lo, phần lớn họ sống độc thân và không có con cái để mình phải bận tâm.



Để lấp đầy khoảng trống của con cái, các cô gái trẻ thích nuôi chó cưng. Tuy nhiên chi phí cho một bé cún cũng không ít ỏi gì. Một bé cún có giá ít nhất là 1000USD, chi phí ăn uống cho mỗi tháng cũng khoảng vài trăm USD, chưa kể các khoản chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các cô cậu cún đeo nơ rực rỡ lon ton bên cạnh những cô chủ trẻ xinh đẹp của chúng trên đường phố Nhật vào tầm 18-19h mỗi đêm.



Ngoài dịch vụ chăm sóc thú cưng, các dịch vụ khác như kinh doanh mỹ phẩm, phẫu thuật thẩm mỹ, chăm sóc tóc, nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ đêm…cũng bắt đầu phát triển. Tình trạng trên cùng với sự ưa chuộng lối sống thử của giới trẻ đã khiến tỉ lệ sinh ở Nhật Bản giảm sút mạnh, dân số trẻ giảm và dân số già tăng nhanh, trong khi chính phủ Nhật vẫn chưa có giải pháp nào cụ thể hứa hẹn sẽ phát huy tác dụng trong tương lai gần.



Tuy nhiên, không phải lúc nào các cô gái trẻ cũng chủ động chọn cách sống độc thân, mà là do tình thế bắt buộc. Lối sống công nghiệp đã xoay các cô gái như những con vụ và họ không còn thời gian cho các cuộc làm quen, hẹn hò. Đàn ông Nhật cũng vì lý do tương tự mà bớt đi tính ga-lăng, lãng mạn cần thiết để lôi cuốn các cô gái. Hơn nữa, chi phí cho một đám cưới đúng chuẩn kiểu Nhật không phải là ít.



Phụ nữ Nhật thời khủng hoảng
Thế nhưng, khủng hoảng kinh tế đã khiến một bộ phận phụ nữ Nhật có cái nhìn khác về đề tài “hôn nhân và gia đình”. Bạn đã bao giờ nghe đến phong trào Konkatsu chưa? Đấy là phong trào “săn chồng” của phụ nữ Nhật. Đối với nhiều người Nhật trẻ, lối sống độc thân không còn là mốt nữa, và họ thật sự muốn có một mái ấm để làm chỗ dựa vững chắc trong thời buổi kinh tế khủng hoảng, khi người ta có thể mất việc làm hàng ngày.



Vậy, họ có những tiêu chuẩn nào để đánh giá một người chồng ưng ý? Rất đơn giản và thực tế, người ấy phải đảm bảo điều kiện tài chính vững chắc cho gia đình! Bên cạnh tiêu chuẩn chính này, ngày càng nhiều phụ nữ quan tâm đến khả năng làm việc nhà của các đấng ông chồng tương lai, vì họ cần một người biết chia sẻ cả những chuyện nhỏ bé nhất.
 

Nếp sống của người Nhật sớm đã trở thành những nét văn hóa riêng biệt so với các quốc gia khác trên thế giới. Mặc dù, nhiều người biết đến văn hóa nhật với những nếp sống kỷ luật, ẩm thực độc đáo hay các địa chỉ du lịch nổi tiếng, nhưng khi đến sinh sống hay học tập tại đây người ngoại quốc vẫn không tránh khỏi những cú sốc.

Người Nhật lạnh lùng, vô cảm

Đây là cảm nhận của nhiều bạn khi tới Nhật. Người Nhật không bao giờ mời bạn về nhà chơi, không tới chơi nhà bạn, nói chuyện không thân mật và chỉ xã giao. Họ giữ kẽ và rất lịch sự với bạn nhưng thường từ chối mọi lời mời. Điều này không chỉ người Nhật mà người Anh, người Mỹ cũng đều thế. Đừng trách họ lạnh lùng, vô cảm. Bởi vì: Họ đang sống trong một xã hội công nghiệp vô cùng bận rộn và họ là những cá nhân ĐỘC LẬP. Họ có không gian riêng từ nhỏ và không muốn bạn “thâm nhập” vào đó. Cá nhân Takahashi cũng không tiếp khách tại nhà, trừ bạn bè thân thiết. Đây là quan điểm về một cuộc sống ĐỘC LẬP mà các nước tiên tiến rèn cho trẻ em ngay từ nhỏ. Chính vì thế, họ thường không dựa dẫm vào gia đình mà sống rất TỰ LẬP. Người Nhật không lạnh lùng vô cảm mà xã hội công nghiệp tạo ra con người như vậy. Nếu bạn về miền quê thì bạn sẽ thấy họ cũng rất thân thiện.

Bạn bị lãng quên, không được tôn trọng

Bạn phải làm quen với xã hội tiên tiến trong đó mỗi cá thể sống độc lập và phải tự lập thôi. Chẳng lẽ bạn định sống dựa dẫm vào ai đó (gia đình) hay sao? Nếu là tôi, tôi sẽ tập trung vào công việc của mình và những mục tiêu của mình. Không có gì là “lãng quên” ở đây, trừ khi chính bạn cũng lãng quên bạn là ai, có mục đích gì. Tôi thấy xã hội mà KHÔNG AI LÀM PHIỀN AI như Nhật Bản và các nước Âu Mỹ là những xã hội TUYỆT VỜI. Tất nhiên, đó là cuộc sống yên bình, chứ chưa phải là cuộc sống HOÀNH TRÁNG. Muốn hoành tráng thì bạn phải dám đi phiêu lưu, mới có nhiều CHỦ ĐỀ để CHÉM GIÓ.

Người Nhật làm việc quần quật

Nếu đi làm tại Nhật, có thể bạn phải ở lại tới 9-10 giờ tối. Tôi biết có mấy người được tuyển sang một công ty phần mềm lớn tại Nhật, đi máy bay trong đêm tới nơi là lúc sáng sớm, tưởng được nghỉ ngơi ai dè được đưa thẳng tới công ty làm việc tới 10 giờ đêm như thể chẳng có gì lớn lao. Khá “sốc” đấy chứ. Nước Nhật là như thế, làm việc quần quật ngày đêm. Nhưng không phải công ty nào cũng vậy, hãy chọn công ty nào phù hợp với bạn. Tôi vẫn đi làm đến 5 giờ là đi về rồi, mà chẳng ai yêu cầu ở lại. Nhiều khi tôi còn làm tại nhà để đỡ tốn tiền cơm trưa. Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới (sempai – kouhai) căng thẳng, phức tạp

Ở Nhật người đi trước gọi là sempai (TIÊN BỐI), người đi sau gọi là kouhai (HẬU BỐI), ví dụ cùng vào một câu lạc bộ nhưng người vào trước là sempai, người vào sau là kouhai. Ở xã hội Nhật người ta thường quan niệm kouhai phải nghe lời sempai, và mối quan hệ này khá khắc nghiệt. Nếu bạn vào một công ty, người vào trước có quyền sai bảo bạn. Bạn không được “cãi” nếu không sẽ bị trù dập đó. Mối quan hệ này không cởi mở và bình đẳng như các nước khác, nên các bạn hoặc phải rắn mặt (dằn mặt kẻ nào định chơi bạn) hoặc phải né những kẻ khắc nghiệt ra. Nhiều người chịu không nổi mà phải nghỉ việc là vì thế.

Những "cú sốc" khi đến Nhật Bản

Người Nhật thích làm việc và làm việc rất chăm chỉ.

Ức hiếp, trù dập và thù dai

Xã hội Nhật có vấn đề về “ức hiếp” (ijime), tức là nhiều người ức hiếp kẻ yếu nhất. Nhiều người tự tử vì bị ức hiếp, vì họ xấu hổ do tự thấy mình lạc loài khỏi tập thể và thấy mất hết danh dự. Trong các công ty hay tổ chức, trù dập cũng là vấn đề đau đầu. Bởi vì người Nhật tránh mất lòng nhau, nên họ ít khi tỏ thái độ công khai hay chỉ trích nhau, nhưng thường kèm đó là “thù dai” và “nói xấu sau lưng”. Thực ra thì vấn đề này ở đâu cũng có thôi, chỉ có điều vì bạn thấy người Nhật lịch sự quá nên nghĩ họ không thế, rồi lại bị “sốc văn hóa”. Người Nhật không coi trọng gia đình và cha mẹ

Thật ra là mọi cá nhân đều phải sống tự lập và theo nguyên tắc KHÔNG LÀM PHIỀN NHAU. Ở Mỹ cũng vậy thôi. Cha mẹ đến nhà con cái thì con cái phải đồng ý mới được đến, và chỉ tiếp trong phòng khách. Tất nhiên là tùy vào gia đình, nhưng nhìn chung mối quan hệ gia đình ở Nhật thường ít gắn bó hơn so với Việt Nam. Nguyên tắc: Không ai có quyền làm phiền ai. Rất chặt chẽ về tiền bạc

Không nên nghĩ sẽ vay tiền được của người Nhật. Họ thường chi li tới từng xu và nhất định trả lại bạn dù chỉ 1 xu. Nguyên tắc của họ rất cứng nhắc. Khi đi ăn uống chung, thường ai trả phần người nấy (chứ không có chuyện “mời”) hay là chia đều ra trả (gọi là “warikan”).

Tự sát và trầm cảm

Trong các nước phát triển thì tỷ lệ tự sát và trầm cảm ở Nhật rất cao, có lẽ vì cường độ làm việc quá cao. Hàn Quốc đang đuổi sát sao Nhật về vấn đề này. Bạn không nên ngạc nhiên vì đây chỉ là một quá trình phát triển của xã hội. Các xã hội Âu Mỹ cũng đã phải trả qua quá trình này khi họ công nghiệp hóa. Bạn sẽ thắc mắc tại sao người Nhật giàu thế mà lại trầm cảm, tự sát. Theo Takahashi, vấn đề ở đây chính là “làm việc quá sức” mà lại “không phải vì mục tiêu cụ thể cho bản thân”. Tỷ lệ tự sát, trầm cảm ở Việt Nam là bao nhiêu? Sẽ chẳng bao giờ có con số chính xác, tuy nhiên, đói nghèo, bệnh tật cũng lại đang là vấn đề của đất nước này. Mỗi nước có một vấn đề riêng, muốn sống tốt thì chúng ta phải nắm rõ và hiểu được nguyên nhân.

Bạn bị chửi mắng

Có thể bạn đi làm thêm ở đâu đó và bị người chủ tiệm hay người quản lý chửi mắng, đe dọa. Chuyện này thì nước nào cũng có, ở Nhật có khi còn ít hơn. Tuy nhiên, vấn đề là người ta hay lấy xuất thân (đất nước của bạn) ra để sỉ nhục bạn, nên làm bạn ức chế hơn là người Việt Nam chửi mắng bạn. Cách giải quyết thì dễ: Đừng sợ gì cả. Vì ở Nhật mọi người phải tuân thủ luật pháp, họ chửi thế thôi chứ không ai dám đánh bạn. Ai đánh bạn là bạn có quyền kêu cảnh sát tới liền. Vì thế mà ở Nhật hầu như chẳng ai đánh nhau, họ có thể to tiếng và lao tới như sắp có trận long trời lở đất, nhưng sau đó lại dừng lại và không động tới nhau. Bạn mà đánh trước là phiền to đấy.

Những ngạc nhiên thú vị

Thường bạn chỉ sốc vì các vấn đề tiêu cực. Nhưng ở Nhật không ít ngạc nhiên thú vị, ví dụ: Nước máy uống được ngay Nước Nhật rất sạch, đẹp, an toàn, tiện nghi Người Nhật rất lịch sự, thanh lịch và không bao giờ làm phiền bạn Ý thức người dân cao, dân trí cũng rất cao Thị trường hàng hóa tuyệt vời, v.v… Chẳng lẽ bạn lại “sốc” vì những thứ đấy? Ấy thế mà có người “sốc” thật và cảm thấy chán nản về đất nước mình. Nhưng không cần phải như thế, vì cái gì cũng có mặt trái của nó. “Lịch sự, thanh lịch” đồng nghĩa với “Xa cách, lạnh lùng”. Nước Nhật sạch, đẹp, an toàn là do có người ngày đêm làm việc quần quật để được như vậy. Nhiều người hình tượng hóa nước Nhật lên một mức rất cao, để rồi sau đó gặp vấn đề thì lại thất vọng cùng cực.

Những "cú sốc" khi đến Nhật Bản

Văn hóa Nhật rất phong phú.

Sốc văn hóa ngược

Đó là khi bạn trở về cố quốc của mình và thấy mình không thích ứng được. Mọi thứ thật bẩn thỉu, không khí ô nhiễm, luôn kẹt xe, nước lụt dâng khắp nơi, ý thức người dân quá kém, công việc ở đâu cũng trì trệ, v.v… Kể ra hết thì cũng đứt hơi. Bạn không thích ứng được và cảm thấy chán nản toàn tập. Sẽ không có cửa hàng tiện lợi, mà nếu có cũng không tiện lợi lắm. Không tàu điện mà phải chen chúc lúc kẹt xe, tha hồ hít khói bụi. Đôi giày đẹp của bạn sẽ bị dính nước bẩn. Ai cũng có thể làm phiền bạn mà chẳng buồn xin phép. Không ở đâu xếp hàng mà phải chen lấn xô đẩy. Bạn thấy mình không thích ứng được và cảm thấy tuyệt vọng. Đây chính là “Sốc văn hóa ngược”. Nhưng rồi bạn vẫn quen, và vẫn sống tốt. Nhiều người cứ hù dọa tôi về các vấn đề như an ninh, trộm cướp, con người,… nhưng tôi thấy không có vấn đề gì lớn. Vì tôi cũng không hề có ý định ra đường vào lúc kẹt xe hay nước lụt. Mà đi xe trời mưa thì sao? Càng mát và lãng mạn chứ sao. Miễn là không phải ngày nào cũng đi, và không phải là đi làm!

Con đường tuyết Tateyama Kurobe Alpine hay còn gọi Great Snow Walls là một địa điểm hấp dẫn của Nhật Bản, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.

Khi lên kế hoạch du ngoạn Nhật Bản, bạn thường nghĩ ngay đến những điểm đến nổi tiếng tại Tokyo, Osaka hay cố đô Kyoto… Tuy nhiên, Nhật Bản không chỉ có vậy, xứ Phù Tang còn có những điểm đến mới lạ, ấn tượng mà nếu chưa đến thì sau khi về nước chắc chắn bạn phải lên kế hoạch để quay lại cho những nơi tuyệt vời này. Một trong số đó là “con đường tuyết” Tateyama Kurobe Alpine hay còn gọi Great Snow Walls. Nơi đây thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.

duong tuyet o nhat ban Con đường tuyết ở Nhật Bản

Do đặc tính mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 nên lớp tuyết tại khu vực này dày tới hơn 20m. Ngay khi tuyết ngừng rơi, người Nhật bắt tay vào dọn dẹp, nén tuyết, đào xuyên qua các lớp tuyết dày làm thành con đường ngoạn mục đi qua dãy núi phía Bắc Nhật Bản. Phương tiện đi lại chủ yếu tại đây là xe điện, xe buýt và cáp treo.

Bỏ qua những ồn ào náo nhiệt của thành thị, bạn sẽ choáng ngợp với không gian bao la của tuyết trắng tại cung đường tuyết tuyệt vời này. Sự ban tặng của tự nhiên cùng khả năng sáng tạo của con người đã tạo nên con đường đặc biệt. Với bức tường tuyết chạy xuyên một quãng đường dài 90km, bạn sẽ tha hồ ngắm vẻ đẹp của tuyết trắng, đặt tay vào bức tường tuyết, đi bộ trên những con đường sạch tinh giữa bức tường tuyết cao vời vợi xung quanh.

con duong tuyet o nhat ban Con đường tuyết ở Nhật Bản

 

Không chỉ có tuyết trắng tinh khôi, tuyến đường đến con đường tuyết hầu như chạy qua tất cả những phong cảnh đẹp nhất của núi Tateyama và thung lũng Kurobe như Kurobe – đập thủy điện lớn nhất ở Nhật, chiều cao khoảng 186m, nằm bắt ngang qua dòng sông Kurobe. Bạn sẽ ngỡ ngàng trước công trình vĩ đại và ngất ngây trong không gian tuyệt đẹp của dòng sông Kurobe màu ngọc bích lấp lánh dưới ánh nắng.

Ngoài ra, du khách cũng có cơ hội đắm mình trong phong cảnh của Tateyama, một trong những dãy núi linh thiêng ở Nhật Bản, một phần của vườn quốc gia Chubu Sangaku. Thời điểm thích hợp để bạn có thể chiêm ngưỡng con đường tuyết này là vào tháng 6-9 .

con duong tuyet o nhat Con đường tuyết ở Nhật Bản

Xem thêm các bài khác

Bài viết ngẫu nhiên
HAGOITA – Vợt may mắn của người Nhật Bản
HAGOITA – Vợt may mắn của người Nhật Bản
Manga trở thành một chuyên ngành đại học
Manga trở thành một chuyên ngành đại học
Đa dạng các kiểu tắm ở Nhật
Đa dạng các kiểu tắm ở Nhật
Văn hóa Uống của người Nhật
Văn hóa Uống của người Nhật
Bí ẩn đằng sau văn hóa tình dục ở Nhật
Bí ẩn đằng sau văn hóa tình dục ở Nhật
Ý nghĩa 17 loài hoa ở Nhật Bản
Ý nghĩa 17 loài hoa ở Nhật Bản
15 đam mê của người Nhật Bản
15 đam mê của người Nhật Bản
Các loại trà ở Nhật Bản
Các loại trà ở Nhật Bản
Cùng xem vũ điệu đom đóm tại Nhật bản
Cùng xem vũ điệu đom đóm tại Nhật bản
Những bộ phim Nhật Bản không nên bỏ qua
Những bộ phim Nhật Bản không nên bỏ qua


Fanpage "tiếng nhật 24h"