Để có được những bức ảnh quý giá, nhiếp ảnh gia Maika Elan đã dành tới 6 tháng ở Nhật Bản và tìm hiểu cuộc sống của các Hikikomori. Nhờ đó, khán giả đã thực sự có thể tiếp cận được với cuộc sống của họ một cách chân thực nhất

"Hikikomori" là một thuật ngữ phổ biến tại Nhật Bản, được bộ Phúc lợi, Lao động và Y tế Nhật Bản gọi những người tự giam mình trong phòng, không chịu ra ngoài và tham gia các hoạt động đời sống xã hội và gia đình trong thời gian ít nhất là 6 tháng. Đây là một hội chứng mang tính tâm lý nhiều hơn là bệnh lý, thường xảy ra ở nam giới, độ tuổi dao động từ 14-50. Đa phần họ đều là các thành viên đến từ gia đình trung lưu. Có những người tự nhốt mình trong nhà từ vài năm đến hàng chục năm. Tại Nhật Bản, con số Hikikomori ước tính có khoảng hơn 1 triệu người. (~1% dân số Nhật Bản).
"Hơn triệu người Nhật sống lẩn khuất trong những căn phòng tới hàng chục năm", đây là những câu chuyện hoàn toàn có thật tại xứ sở mặt trời mọc khi có những thanh niên dành nhiều năm ròng, tự nhốt mình trong phòng và sống một cuộc sống không biết ngoài kia ra sao. Ở Nhật, họ được gọi bằng cái tên Hikikomori, được ghép bởi hai chữ: "Hiku" có nghĩa là kéo, "komori" trong tiếng Nhật là nghỉ ngơi. Một cách hiểu ngắn gọn hikikomori có nghĩa "tự rút lui và nghỉ ngơi".
Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Chị Maika Elan cùng những người đồng sự đã giúp đỡ trong thời gian tại Nhật Bản.

Trong thời gian 6 tháng tại Nhật Bản, nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải (hay còn biết đến với cái tên thân thuộc Maika Elan) đã cố gắng tiếp cận với những Hikikomori và giúp mọi người có cái nhìn trực diện hơn, gần gũi hơn về cuộc sống của một nhóm người chiếm tới 1% dân số tại Nhật Bản. Thời gian mới tới Nhật Bản, nhiếp ảnh gia Maika Elan không định thực hiện bộ ảnh về các Hikikomori mà muốn phác họa lại cuộc sống của những người sống cô đơn với động vật. Tuy nhiên khi tới đây, hình ảnh cuộc sống hiện lên với những gam màu đối lập, sự cô đơn ngập tràn, cuộc sống đầy áp lực đã khiến chị muốn thực hiện một chủ đề khác về những người thanh niên Nhật vùi mình trong căn phòng từ năm này qua năm khác.
Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Hiroki Chujo, 23 tuổi. Anh đã trở thành một Hikikomori được 3 năm. Hikikomori không phải là một trạng thái bệnh lý mà chủ yếu nghiêng về vấn đề tâm lý.

Thông thường, những Hikikomori đều không cảm thấy mối gắn kết với gia đình và xã hội. Ban đầu, việc tiếp cận với các Hikikomori gặp khá nhiều khó khăn. Nhờ một chị làm giám tuyển nghệ thuật, tổ chức một cuộc nói chuyện, chị Maika Elan đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều người có người người thân, bạn bè là các Hikikomori. Qua tìm hiểu trên mạng, nhiếp ảnh gia Maika Elan đã tìm thấy một tổ chức phi lợi nhuận có tên "New Start". Chị đã xin vào đây tình nguyện để có thể hiểu hơn về các Hikikomori. Ở đây, Hikikomori được dạy các kỹ năng cơ bản như nấu ăn, dọn vệ sinh, giao tiếp, nói chuyện nhìn vào mắt người khác. Họ được tham gia các chương trình giúp tái hòa nhập với cộng đồng. Thông thường, họ sẽ ở đây 2 năm, trước khi phải tự ra ngoài tìm cuộc sống mới cho mình hoặc trở về với gia đình.
Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Đa phần các hikikomori tại Nhật Bản đều có thời gian ở trong phòng ít nhất 6 tháng, chiếm 39,2% trong số các Hikikomori. Tuy nhiên, số người ở trong phòng lâu hơn 7 năm cũng chiếm tới 14,2%.

Ban đầu, nhiếp ảnh gia Maika Elan còn không biết họ ở đâu để có thể tiếp cận nên phải thông qua những người trung gian là các rental sister và rental brother. Thời gian đầu rất khó khăn vì thực ra những người trung gian đấy làm việc với Hikikomori như là khách hàng. Chị đã phải gửi CV tới từng gia đình để bố mẹ họ biết chị ai. Lúc đầu, chị Maika Elan chỉ có thể đứng ở ngoài nhà, chào hỏi bố mẹ họ và chờ các rental sister vào làm việc khoảng vài tiếng. Rồi vài buổi sau thì được vào phòng khách rồi dần dần tiếp cận được "lãnh địa" của các Hikikomori. Cũng phải mất một thời gian sau thì mới có thể nói chuyện, hỏi han các Hikikomori qua người phiên dịch. Cuối cùng thì họ cũng đồng ý cho mình chụp ảnh. Hơn 4 tháng miệt mài, chị cũng ghi được cuộc sống của 6,7 Hikikomori tại Nhật Bản.
Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Fuminori Akao, 29 tuổi. Anh đã trở thành Hikikomori được một năm.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Cuộc sống của họ chỉ gói gọn trong những căn phòng như vậy, kèm theo chút đồ đạc cần thiết. Có Hikikomori từng trải lòng rằng đôi khi họ không cần ăn uống gì cả, có cũng được mà không có cũng không thành vấn đề. Vấn đề tâm lý của họ lớn hơn nhu cầu sinh lý rất nhiều.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Có những người là Hikikomori "ngắn hạn", nghĩa là họ sẽ dành thời gian vài năm ở trong phòng rồi lại quay về với cuộc sống thường ngày, trước khi quyết định đóng khép mình với cuộc sống lần nữa.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Trở thành Hikikomori có nhiều nguyên nhân: áp lực công việc, học tập, chán nản với cuộc sống, không tìm thấy lối thoát...

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Một hình ảnh rất đỗi đời thường về cuộc sống của Hikikomori.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Để tiếp cận với các Hikikomori, chị Maika Elan đã phải nhờ sự giúp đỡ của các "rental sister, rental brother". Họ là những người tư vấn, giúp đỡ và trò chuyện với các Hikikomori.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Hashimoto Masaya là một trường hợp Hikikomori do áp lực của học tập. Từng là người học rất giỏi và đạt thành tích cao ở trường, anh vẫn không được cha mẹ công nhận. Lúc nào cũng bị áp lực với việc học và trở thành người đứng đầu, cuối cùng, khi không trở thành được một học sinh danh dự, anh quyết định trở thành một Hikikomori.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Tuy nhiên, anh đã từng rời khỏi phòng và đi du lịch vòng quanh thế giới. Những tưởng sau khi trở về, mọi chuyện cũng sẽ khác nhưng tình trạng của anh trở nên tồi tệ hơn. Hashimoto Masaya lại nhốt mình trong phòng tới 7 năm.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Cha mẹ anh đã phải nhờ tới các rental sister để giúp anh thoát khỏi tình cảnh này.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Nhiều Hikikomori không chịu giao tiếp, nói chuyện hay cởi mở với bất cứ ai, ngoài các rental sister và rental brother của họ.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Đa phần các Hikikomori đến từ gia đình trung lưu. Chính vì vậy, nhiều người khá thoải mái với cuộc sống của mình ở trong phòng như vậy.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Riki Cook, một Hikikomori có bố là người Mỹ, mẹ người Nhật. Anh đã ở trong phòng như vậy được suốt 4 năm. Là một người luôn cố gắng để trở nên nổi bật, chỉ cần một lần sai phạm cũng khiến Riki cảm thấy sợ hãi và nghĩ rằng mình sẽ bị loại bỏ.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Chính vì vậy, anh luôn cảm thấy bế tắc với cuộc sống của mình vì chỉ những vấn đề nhỏ trong cuộc sống cũng khiến anh cảm giác mệt mỏi: quên sách vở, không tìm thấy phòng học mới... Căn phòng của Riki luôn đầy những thứ như vỏ mì tôm, đồ ăn và ngổn ngang đồ đạc.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Thông thường, vì thời gian rảnh quá nhiều, ngoài ngủ, các Hikikomori thường tìm đến các thú chơi như điện tử, truyện tranh. Có nhiều người từng nghĩ rằng họ muốn tự tử vì quá bế tắc với cuộc sống nhưng cuối cùng, mọi thứ lại trở về với căn phòng này.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật - Ảnh 19.

Độ tuổi của các Hikikomori thường dao động từ 14-50.

Vén bức màn bí mật về cuộc sống lẩn khuất hàng chục năm trong những căn phòng của hơn triệu người Nhật

Với các Hikikomori đã cao tuổi, cuộc sống của họ có phần khó khăn hơn nhiều khi không còn ai chu cấp cho bản thân. Chính vì vậy, nhiều người sẽ đi làm một thời gian và tích góp tài sản trước khi trở thành một Hikikomori.

(Ảnh: Nhiếp ảnh gia Maika Elan) theo THỜI ĐẠI

Nguyên tắt 5S là một công cụ quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức nào muốn hướng đến mô hình đẳng cấp thế giới. Trong khi công cụ này đã rất phổ biến và được áp dụng thành công ở nhiều doanh nghiệp tại Nhật Bản và trên thế giới, việc hiểu đúng, có tiếp thích hợp và kế hoạch triển khai rõ ràng và nhất quán vẫn là rào cản khiến cho chương trình 5S tại nhiều tổ chức không có được thành công như mong đợi.

5s Nguyên tắc 5S trong cách làm việc của người Nhật

Nguyên tắc 5S trong cách làm việc của người Nhật. Hình ảnh Internet

5S là phương pháp quản lý (sản xuất) theo phương pháp Nhật Bản, làm cơ sở cho các hệ thống và triểt lý quản lý sản xuất như TPS, TQM và LEAN Manufacturing. Hiện nay 5S hiện diện tại tất cả các tổ chức theo đuổi và đạt được mô hình tổ chức đẳng cấp thế giới (world class manufacturing) với mục đích chính là loại bỏ các lãng phí trong sản xuất, giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, cung cấp một môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện tình trạng an toàn và chất lượng.

Theo từ gốc tiếng Nhật, 5 chữ S trong mô hình 5S là viết tắt của Seiri (Sàng lọc),Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), Shitsuke (Sẵn sàng).

Bước 1 (Seiri – Sàng lọc) – Tổng vệ sinh, sàng lọc và phân loại

Trong bước này, điều quan trọng nhất là mọi người trong tổ chức cần đảm bảo xác định và phân loại được các dụng cụ, đồ dùng theo tần suất sử dụng:

  • Những thứ chắc được cần đến thường xuyên trong quá trình sản xuất.
  • Những thứ thình thoảng cần đến trong quá trình sản xuất.
  • Những thứ được cho là không còn được cần đến trong tương lai.
  • Những thứ mà tổ chức không cần đến nữa.

Trong quá trình này, cần đảm bảo tổ chức BIẾT một cách chắc chắn về những câu trả lời này chứ không chỉ dừng lại ở những suy nghĩ và suy luận, và mọi người luôn nhớ rằng các vận dụng thừa ra không dùng đến cũng gây ra lãng phí về mặt tiền bạc để cất giữ. Vì vậy, nguyên tắc đơn giản là “Đừng giữ những gì mà tổ chức không cần đến”!

Khi thực hiện sàng lọc, cần đảm bảo việc loại bỏ những lãng phí ngay tại nguồn thông qua 7 bước sau đây:

  • Xác định mức độ bụi bẩn / rò rỉ.
  • Thực hiện việc tổng vệ sinh.
  • Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của các hiện tượng phát hiện trên hiện trường.
  • Xác định những khu vực “xấu” nhất trong nhà máy / phạm vi xem xét.
  • Liệt kê một cách chi tiết các nguyên nhân cho khu vực này.
  • Quyết định phương châm hành động hiệu quả.
  • Lên kế hoạch tiến độ và ngân sách (nếu cần thiết) cho việc triển khai.

Bước 2 (Seiton – Sắp xếp) – Sắp xếp bố trí lại các khu vực

Trong giai đoạn này mọi thứ cần được xếp đặt vào đúng chỗ của mình, và để như vậy, cần tổ chức khu vực lưu giữ cho các thiết bị/dụng cụ thông qua việc trả lời các câu hỏi như: “Cái gì?” “Ở đâu?”, “Bao nhiêu?”, … .

Nguyên tắc bố trí các vị trí lưu giữ là dựa trên tần xuất sử dụng: những thứ thường xuyên sử dụng được sắp xếp gần với vị trí làm việc, những thứ ít sử dụng được sắp xếp xa vị trí làm việc. Trong phạm vi khu vực sản xuất, tổ chức cần xác định rõ ràng các khu vực đi lại, khu vực làm việc, khu vực nghỉ ngơi, … . Các màu sắc khách nhau có thể được sử dụng để phân biệt mỗi khu vực (ví dụ: màu đỏ cho các vị trí để trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, và các khu vực nguy cơ cao về an toàn, màu vàng cho giới hạn khu vực đi lại). Cần lưu ý để các vật dụng thiết yếu  như bình chữa cháy và các trang thiết bị an toàn luôn dễ nhìn và dễ tiếp cận.

Các vị trí lưu giữ cần được đảm bảo thích hợp với mục đích sử dụng, được duy trì tốt, các dụng cụ dễ được tìm thấy, có hình thức nhận biết rõ ràng với dụng cụ và các vị trí. Điều quan trọng là có vị trí cho từng thứ và mọi thứ phải ở đúng vị trí.

Bước 3 (Seiso – Sạch sẽ) – Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra

Tổ chức cần lên kế hoạch cho việc kiểm vệ sinh thường xuyên để tạo ra và duy trì một môi trường làm việc gọn gàng và sạch sẽ. Trách nhiệm cần được thiết lập và gắn cho từng khu vực cụ thể và đảm bảo quy định rõ ràng về vai trò và trách nhiệm trong việc về sinh và kiểm tra. Trong bước này, tổ chức cần thiết lập được các chu trình thường xuyên cho duy trì môi trường làm việc sạch sẽ (ví dụ: 5 phút 5S mỗi đầu cuối ngày, 30 phút 5S mỗi chiều Thứ Sáu). Một điều cần quan tâm là đảm bảo việc vệ sinh phải trở thành một hoàn động thường xuyên, liên tục, được giám sát, mọi nhân viên coi đó là niềm tự hào và giá trị đóng góp cho tổ chức.

Sự sạch sẽ là một điều kiện cơ bản cho chất lượng, vì vậy, một khi khu vực làm việc đã sạch sẽ, nó cần được duy trì.

Bước 4 (Seiketsu – Săn sóc) – Duy trì tiêu chuẩn về sự sạch sẽ, ngăn nắp

  • Tổ chức cần xác định tiêu chuẩn cho những điều được coi là bất thường và làm cho chúng trở nên trực quan, dễ nhận, viết đối với nhân viên. Điều này bao gồm:
  • Việc thiết kế các nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn cho các vị trí, dụng cụ, thiết bị và đặt chúng ở những vị trí quy định.
  • Hình thành các chỉ số (và cách nhận biết) khi các giới hạn bị  vượt (ví dụ đồng hồ áp lực, đồng hồ nhiệt độ, mức nguyên liệu trong thùng nạp,…)
  • Vẽ sơ đồ đánh dấu vị trí khi các đồ vật/dụng cụ được mang đi hoặc trả lại vị trí.

Ngoài ra, duy trì tiêu chuẩn cũng cần đến việc thiết lập, thống nhất và duy trì:

  • Tiêu chuẩn về sự sạch sẽ.
  • Các quy trình để duy trì tình trạng tiêu chuẩn.
  • Đánh dấu và ghi nhãn thống nhất cho toàn bộ các đồ vật/dụng cụ.
  • Thiết lập phương pháp thống nhất cho chỉ thị về giới hạn, xác định các vị trí,….

Bước 5 (Shitsuke – Sẵn sàng) – Hình thành thói quen và thực hành

Khó khăn lớn trong thực hiện 5S là việc tuân thủ các quy định. Vì vậy, tổ chức cần hình thành và củng cố các thói quen thông qua hoạt động đào tạo và các quy định về khen thưởng, kỷ luật. Trong bước này, việc đào tạo các quy trình mới nên được thực hiện thông qua các hình ảnh trực quan hơn là lới nói, và luôn đảm bảo mọi người (liên quan) đều tham gia vào việc phát triển các tài liệu tiêu chuẩn như bảng kiểm tra, tiêu chuẩn thao tác. Ngoài ra, tổ chức cần đảm bảo các thực hành đúng được đào tạo và trình diễn, trong khi các thực hành không đúng phải được nhận biết và xử lý. Hãy đảm bảo mọi người đều hiểu và thống nhất thực hiện bởi nếu không có đào tạo và kỷ luật, các bước khác của 5S sẽ không thể thành công./.

SƯU TẦM

Một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng ở Nhật mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng bằng dịch vụ tắm chocolate trước ngày Valentine.

tam chocolate o nhat ban Nhật Bản: Tắm chocolate đón Lễ Tình nhân

Đôi tình nhân tắm chocolate ở Nhật. Ảnh: Reuters.

Dịch vụ trên do khu nghỉ dưỡng Yunessun nằm ở thị trấn Hakone, cách Tokyo 90 km, cung cấp. Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác bôi chocolate lên người với mức phí 2.800 yên (7 USD) một lần, Reuters cho biết.

“Tôi muốn quay lại nơi này trong tương lai gần và tắm chocolate cùng bạn trai”, Tsukumi Otsuka, nữ sinh viên 19 tuổi, nói.

Theo nhân viên tại khu nghỉ dưỡng, các cô gái tới đây tắm vì tin rằng chocolate tốt cho làn da còn mùi hương thì không thể cưỡng lại. Mùi hương vẫn lưu lại trên người dù du khách rời khỏi khu vực tắm chocolate.

“Chúng tôi dùng chocolate thật. Khách hàng rất thích thú với mùi chocolate chúng tôi đổ lên người họ”, Tomoya Mikawa, nhân viên khu nghỉ dưỡng, nói. Cô đổ khoảng 3 kg chocolate lỏng lên người khách hàng mỗi ngày.

“Ngày Lễ Tình nhân đang đến gần, chúng tôi muốn các cặp đôi cùng tận hưởng hình thức tắm này và thắp lên ngọn lửa trong mối quan hệ của họ”, Satomi Nakamura, thành viên của nhóm đưa ra ý tưởng, cho biết.

Đây không phải lần đầu tiên kiểu tắm “kỳ lạ” như vậy xuất hiện tại khu nghỉ dưỡng này. Yunessun còn cung cấp 25 hình thức tắm khác từ cà phê, trà xanh đến rượu sake Nhật Bản.

Video:

Trên thế giới hiện nay, các công ty Nhật Bản được xem là các công ty xây dựng văn hóa công ty đạt hiệu quả nhất và nhờ đó trở thành các công ty hàng đầu trên thế giới như Honda, Toyota, Missushita…

Công việc làm trọn đời

Tại Nhật Bản, “công việc làm trọn đời” luôn là phương pháp nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong công việc. Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những nam công nhân viên có tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời, ít tình nguyện đổi công ty hơn so với các nhân viên ở các nước khác. Những công nhân viên khác gọi là những công nhân viên tạm thời, thường chiếm khoảng 6% lực lượng lao động, ngay cả ở những công ty lớn như Toyota. 
 
Công việc làm trọn đời không những giúp nhân viên nâng cao năng suất, khả năng cống hiến mà còn giúp công tác nhân sự của doanh nghiệp bình ổn. Doanh nghiệp sẽ sở hữu được những nhân viên mà chất lượng công việc được nâng cao dần theo kinh nghiệm tích lũy. Thậm chí, khi hoạt động kinh doanh sa sút, hay khi phải tiết kiệm lao động, các công ty giữ lại số công nhân viên làm việc suốt đời, sa thải số công nhân tạm thời, giảm tiền thưởng và thuyên chuyển công nhân viên làm việc trọn đời sang các bộ phận sản xuất khác nhưng vẫn nhận được sự đồng thuận từ hệ thống của mình. 
van hoa cong so cua nguoi nhat Văn hoá công sở của người Nhật
Người Nhật yêu thích những công việc trọn đời. Ảnh minh hoạ

Không về nhà ngay sau giờ làm

Người phương Tây thường tự hỏi vì sao người Nhật Bản vẫn ở lại công sở rất lâu. Theo người Nhật Bản, 5 giờ chỉ là giờ tan sở mang tính chính thức. Giờ làm không chính thức thường được tiếp tục đến tối- nếu không có ngoại lệ nào. Hiếm khi nào, “sau 5 giờ” chỉ đến thời gian riêng tư.
 
Tại sao người Nhật thường làm rất trễ? Điều đó có nghĩa là với việc ở lại công sở lâu, hiệu suất làm việc người Nhật Bản cao hơn người phương Tây?
 
Thông thường, người phương Tây không hiểu được hành vi này. Cho dù người phương Tây có trung thành với công ty nhiều đi chăng nữa, họ không thể từ bỏ bữa tối cũng như thời gian dành cho gia đình để hoàn thành xong công việc.
 
Ở Nhật Bản nói riêng và người châu Á nói chung, người ta phải hiểu rõ nhau trước khi làm ăn chung. Do vậy, dù bạn có hiểu rõ bản chất công việc, nếu bạn là người lạ, bạn vẫn không thể được xem là một phần của mọi người.
 
Người Nhật Bản phải thường xuyên đến công ty của đối tác và khách hàng. Thường thì người bán hàng hay quản lí dành ra một ngày cho công việc đó. Do vậy, họ không có nhiều thời gian trên bàn làm việc cho những công việc văn phòng như làm hóa đơn và nghiên cứu sản phẩm, cho đến tận buổi tối. Ngoài ra, người Nhật luôn cố gắng đạt được sự chấp thuận từ nhiều người càng tốt trước khi đưa ra quyết định. Điều đó yêu cầu nhiều cuộc gặp mặt thảo luận để đạt thỏa thuận. Do vậy, thời gian làm việc trong ngày đều bị “nuốt trọn”.

Tinh thần sáng tạo trong công việc

Người nước ngoài khi nhìn người Nhật làm việc tại các công ty thường cảm nhận nặng nề vì cường độ làm việc quá cao hay áp lực công việc lớn, lại có sự phân cấp, làm theo mệnh lệnh, vâng lời và rập khuông. Nhưng nếu chỉ nhìn nhận vấn đề tới đây, thì họ không thể hiểu được những thành tựu mới mỗi ngày được sáng tạo bởi nhân viên thuộc các công ty Nhật Bản. Đối với người Nhật, chăm chỉ làm việc và làm hết khả năng của mình vì sự phát triển của công ty được xem như là chuẩn mực. Trong chuyên môn của mình, họ được tạo môi trường để có thể sáng tạo tốt nhất trong khả năng của mình. Đôi khi không phải là cái mới nhất nhưng đã làm ra cái tốt hơn trước đây.
 
Bên cạnh đó, người Nhật còn cố gắng đưa vào các sản phẩm của mình yếu tố nghệ thuật đẩ tăng thêm nguồn cảm xúc và tính mỹ cảm cho người sử dụng. Chiến lược phát triển kinh tế của Nhật nói chung và nghệ thuật marketing Nhật Bản nói riêng đã đi theo những cách thức mới lạ và được cả thế giới ngả mũ kính phục vì tính hiệu quả vượt trội. Gắn liền với sự phát triển là hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và nhân sự phát triển.
 
van hoa cong so cua nguoi nhat tinh sang tao Văn hoá công sở của người Nhật
 
Người Nhật luôn đề cao tinh thần sáng tạo. Ảnh minh hoạ

Người Nhật Bản cư xử khác nhau theo từng môi trường 

Người phương Tây thường rất ngạc nhiên khi ra ngoài uống nước với người Nhật. Người Nhật thông thường khá cứng nhắc, lịch sự bỗng dung trở nên cởi mở sau vài chai bia. Giống như họ đã hoàn toàn biến mình thành một người lạ khác.
 
Thực tế rằng, người Nhật thường thể hiện bản thân nhiều hơn khi ra ngoài uống bia. Điều đó có liên quan đến khái niệm “ba” (địa điểm) rất quan trọng trong việc làm ăn tại Nhật Bản.
 
Người Mỹ thường có cụm từ “Người quản lí một phút”. Điều đó có nghĩa là rất tốt khi một người quản lí có thể cảnh báo, khen ngợi và đưa ra lời chỉ dẫn cho nhân viên trong khoản thời gian ngắn ngủi đó. Người Mỹ thấy rằng người quản lí nào có thể đưa ra lời chỉ dẫn dễ hiểu nhanh chóng ngắn gọn là người làm được việc.

Làm việc theo nhóm

Tại Nhật Bản và các hoạt động đầu tư của Nhật Bản, người ta thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó mà thôi. Xét về mặt liên kết nhóm thì một phần của mức lương thường không dựa trên sản lượng, vì nếu vậy nhóm sẽ gây áp lực đòi hỏi không được vắng mặt thường xuyên và luôn cố gắng nhiều. 
 
Các công nhân viên có thể luân phiên làm các công việc trong nhóm để giảm sự nhàm chán và phát triển khả năng thay thế phòng khi người nào đó trong nhóm vắng mặt. Ngoài ra, các nhóm công nhân viên còn kiểm soát được chất lượng. 

 

Sống vì tập thể

Xã hội Nhật Bản rất coi trọng giá trị tập thể. Họ không đánh giá cao vai trò cá nhân như người Mỹ, mà luôn hướng đến sự đồng tâm hợp lực để đạt được kết quả cao nhất. Nhiều nhà quản lý Tây Âu khi đến Nhật Bản làm việc đã thất bại khi áp dụng cách quản lý chú trọng vai trò cá nhân mà quên đi tầm quan trọng của tập thể.
 
Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một doanh nghiệp sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình, và ở đó ai cũng muốn trở thành “sao” mà không quan tâm đến việc mình sẽ đóng góp như thế nào cho thành công chung của tập thể. Thế nhưng quan niệm xem trọng vai trò tập thể có thể dung dưỡng những cá nhân yếu kém ẩn mình dưới một tập thể lớn mạnh. Điều quan trọng là chúng ta biết cách cân bằng hai khái niệm “tập thể” và “cá nhân” đó.
Làm hết sức, chơi hết mình
Sau một ngày làm việc cật lực, các nhân viên Nhật Bản không ngại tìm cách giải tỏa stress. Họ thường đến các quầy bar để trút bầu tâm sự. Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke. Tại đây mọi người được thoải mái hát hò. Việc ca hát thỏa thuê này ngoài việc giúp họ lấy lại cân bằng sau một ngày làm việc vất vả còn là dịp để họ cùng chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tinh thần đồng đội.
 
Giải trí là một phần quan trọng không kém trong một ngày làm việc, giúp giải tỏa căng thẳng và giữ thăng bằng trong công việc. Bạn hãy nhớ, khi đi chơi hoặc làm bất kỳ việc gì với đồng nghiệp, bạn hãy luôn là một phần không tách rời của nhóm.

1. Maneki Neko

Maneki Neko 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Ở khắp mọi nơi tại Nhật Bản, từ các cửa hàng và nhà hàng hay những ngân hàng, văn phòng, đều được chào đón bởi một bức tượng là một con mèo vẫy tay, đây là Neko maneki, bùa may mắn phổ biến nhất tại Nhật Bản, mang lại may mắn và thịnh vượng trong kinh doanh.

Nó cũng được sử dụng như đồ trang trí nhà, có sẵn mọi kích thước và vật liệu, chúng luôn có trong hầu hết các cửa hàng quà tặng (nổi tiếng nhất là các đường phố Nakamise, gần đền Senso-ji).

2. Tenugui

Tenugui 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Tenugui là một trong những món quà lưu niệm phổ biến nhất mà bạn có thể mua tại Nhật Bản. Tenugui là một khăn bông mỏng hình chữ nhật, dài khoảng 90cm, được in với nhiều họa tiết khác nhau (hình học, hoa hoặc ukiyo-e). Nó có thể được sử dụng như một chiếc khăn, dải buộc đầu, được sử dụng để bọc quà tặng hoặc để trang trí căn phòng như một miếng vải hay một tấm thảm.

3. Yukata

Yukata 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Yukata là một loại kimono mùa hè, được mặc rộng rãi tại các lễ hoan và ryokan (quán trọ truyền thống Nhật Bản).

4. Geta hoặc zori

zori kimono 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Yukata thường được đi cùng với geta, giày dép truyền thống Nhật Bản. Nếu geta gỗ gây cảm giác khó chịu cho đôi chân của bạn, bạn có thể chọn những đôi dép zori thoải mái hơn, thường được kết hợp với kimono.

5. Quạt tay Nhật Bản

quat tay nhat ban 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Trong suốt mùa hè, trên đường phố, trên xe lửa hay trong các nhà hàng, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều người sử dụng quạt. Cho dù họ đang gấp (ogi) hay đang uốn (uchiwa), quạt là vật dụng rất phổ biến, nó gần như là vật dụng mà mỗi người Nhật Bản đều có ít nhất 1 cái.

Nếu bạn tham gia một lễ hội, bạn có thể nhận được những chiếc quạt tay đặc biệt, và những chiếc quạt nhựa cũng được phát tán trên đường phố, như là một cách để quảng cáo.

6. Wagasa (ô truyền thống Nhật Bản)

Wagasa 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Nhật Bản có một truyền thống cũ và sâu sắc liên quan đến ô dù. Ô wagasa được sử dụng không chỉ để che mưa, mà còn là một phụ kiện cho buổi lễ trà hoặc trong sân khấu truyền thống (kabuki).Wagasa được làm bằng tre và giấy Nhật Bản, là một biểu tượng của truyền thống Nhật Bản và là một trong những quà lưu niệm phổ biến nhất.

7. Furin (Chuông gió)

furin1 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Những âm thanh của furin là một trong những âm thanh truyền thống của Nhật Bản, không chỉ được nghe trong lĩnh vực truyền thống mà còn trong các tòa nhà hiện đại. Được sản xuất từ thời kỳ Edo, furin là chuông gió được làm bằng thủy tinh hoặc kim loại, thường được treo ở phía trước cửa sổ hoặc cửa ra vào, để thông báo một làn gió mới.

8. In ukiyo-e

In ukiyo e 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Ukiyo-e – “hình ảnh của thế giới nổi” xuất hiện trong thế kỷ 17 và vẫn còn khá phổ biến. Cảnh quan xung quanh, cảnh lịch sử, diễn viên nổi tiếng, các đô vật sumo, ukiyo-e là thể loại nghệ thuật in khắc gỗ ở Nhật Bản và có lẽ phải có trong bộ sưu tập của bất kỳ du khách nào khi tới thăm Nhật Bản.

9. Búp bê Daruma

daruma 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Đại diện cho Bồ Đề Đạt Ma (người sáng lập của Phật giáo Thiền tông), Daruma là con búp bê hình cầu, thường là màu đỏ mang đến sự thịnh vượng, may mắn và sức mạnh để hoàn thành mục tiêu. Một con búp bê Daruma được bán mà không được vẽ mắt. Chủ sở hữu nó, khi thực hiện các mong muốn thì sẽ là người vẽ mắt cho chúng.

Bạn có thể mua búp bê Daruma từ hầu hết các cửa hàng quà tặng, nhưng nếu bạn muốn một cái gì đó đặc biệt, vào đầu năm, các hội chợ Daruma được tổ chức trên khắp Nhật Bản. Hội chợ lớn nhất được tổ chức tại Đền Darumadera trong Takasaki, cách khoảng 100 km về phía tây bắc của Tokyo.

10. Đũa Nhật Bản

dua nhat ban 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Các bó đũa truyền thống của Nhật Bản được làm từ gỗ sơn mài với một đầu nhọn, ngắn hơn và tròn hơn so với đũa Trung Quốc. Chúng thường được bán theo các bộ, như là vật dụng để trang trí, nhiều bộ trong số đó được vẽ với các họa tiết khác nhau và chúng là một món quà lưu niệm rất dễ chịu đặc biệt là cho những người thưởng thức món ăn Nhật Bản.

11. Đèn lồng giấy

den long giay nhat ban 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Đèn lồng giấy được làm từ washi (giấy truyền thống Nhật Bản), được dán trên một khung tre và là vật dụng chiếu sáng truyền thống của Nhật Bản. Chúng được sử dụng tại các lễ hội, trong công viên, tại các nhà hàng hoặc khách sạn hay dùng để trang trí nhà.

12. Tượng Tanuki

Tanuki 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Tanuki là tên được sử dụng cho con chó gấu trúc Nhật Bản, nhưng nó cũng đại diện cho một sự tưởng tượng kỳ diệu là từ văn hóa dân gian Nhật Bản. Người ta nói rằng tanuki hay đùa cợt, lừa bán lá phép thuật trông giống như tiền bạc, là bậc thầy về ngụy trang.

Bức tượng đại diện cho tanuki có ở khắp mọi nơi ở Nhật Bản, ở phía trước các quán bar và nhà hàng (đặc biệt là cửa hang mì), có vai trò mời khách hàng, vẫy tay gọi một cách tương tự như Maneki Neko. Một bức tượng tanuki là một nét duyên dáng may mắn, và thậm chí nếu bạn không tin vào quyền hạn của mình, nó vẫn là một món quà lưu niệm thú vị.

13. Búp bê truyền thống Nhật Bản

bup be truy thong nhat ban 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Một loạt những con búp bê truyền thống Nhật Bản luôn có sẵn, tại các lễ hội Hina Matsuri ningyo musha (búp bê chiến binh), hay tại lễ hội Tango no sekku và những con búp bê Ichimatsu.

14. Món ăn giả Nhật Bản (Sampuru)

Sampuru 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Sampuru, bản sao thực phẩm bằng nhựa của Nhật Bản được trưng bày tại nhiều nhà hàng Nhật Bản. Chúng được làm bằng tay, cẩn thận đến từng chi tiết, làm cho nó giống như các món ăn thực sự.

15. Mặt nạ Noh

mat na noh nhat ban 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Một mặt nạ Noh thường nhỏ hơn so với khuôn mặt của diễn viên, có kích thước là 21x13cm và được điêu khắc từ gỗ, cây bách Nhật Bản. Tại các cửa hàng lưu niệm, bạn có thể tìm thấy rất nhiều mặt nạ được làm theo nhiều kích thước khác nhau, làm bằng gỗ hoặc gốm sứ.

16. Hagoita

Hagoita 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Hagoita ban đầu là một mái chèo bằng gỗ hình chữ nhật, được sử dụng để chơi các trò chơi truyền thống của Nhật Bản như Hanetsuki, cầu lông. Nhưng kể từ khi những trò chơi này bị lãng quên, một loại khác của hagoita đã trở nên rất phổ biến, được trang trí với washi (giấy Nhật Bản) với hình ảnh của các ca sĩ, ngôi sao thể thao, ngôi sao điện ảnh hoặc các nhân vật anime.

17. Kumade

Kumade 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Kumade là một loại cào rộng làm bằng tre, theo truyền thống được sử dụng để quét lá rụng hoặc các loại ngũ cốc. Trong thời kỳ Edo, người ta bắt đầu trang trí kumade với hình thức bắt mắt và bán chúng tại các đền thờ, để giúp “thu về” thành công, an toàn, sự giàu có và hạnh phúc.

18. Búp bê Kokeshi

Kokeshi 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Kokeshi là búp bê truyền thống Nhật Bản, ban đầu được làm ra ở miền bắc Nhật Bản. Chúng được làm bằng gỗ với cơ thể đơn giản, có đầu lớn, không có tay hoặc chân. Tuy nhiên, chúng không chỉ là đồ chơi, mà còn là một nghệ thuật truyền thống Nhật Bản để làm quà tặng và quà lưu niệm tuyệt vời.

19. Mặt nạ ngộ nghĩnh

mat na ngo nghinh 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Tại các lễ hội truyền thống hay trong các công viên bạn có thể tìm thấy các quầy hàng bán mặt nạ ngộ nghĩnh, đại diện cho một loạt các nhân vật nổi tiếng ở Nhật Bản hay những nhân vật hoạt hình. Đây là một món quà lưu niệm thú vị, đặc biệt là cho những người hâm mộ manga, phim hoạt hình.

20. Kendama

Kendama 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Kendama là món đồ chơi truyền thống Nhật Bản: chúng giống như cái búa bằng gỗ, một đầu nối với một quả bóng bằng gỗ. Đồ chơi này rất phổ biến ở Nhật Bản, có hẳn một cuộc thi quốc gia được tổ chức để tìm ra người chơi Kendama giỏi nhất.

21. Koma

Koma 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Một loại đồ chơi truyền thống của Nhật Bản, Koma là một con quay, một món đồ chơi có thể được quay trên một trục cân bằng trên một điểm. Koma được chạm khắc từ gỗ, sơn cẩn thận với các họa tiết khác nhau.

22. Đồng tiền huy chương

dong tien nhat ban 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Các đồng tiền huy chương là quà lưu niệm giá rẻ với hàng ngàn người mua chúng mỗi năm. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các khu du lịch, bảo tàng hoặc các trạm xe lửa.

23. Noren

Noren 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Noren là màn cửa phân chia truyền thống Nhật Bản, thường được sử dụng ở lối vào nhà hàng hoặc cửa hàng, giúp giảm bớt ánh nắng mặt trời, gió, bụi, cũng được sử dụng như là dấu hiệu đặc trưng của cửa hàng đó. Chúng được làm với nhiều vật liệu, kích thước, màu sắc và hoa văn khác nhau. Noren được sử dụng trong nhà để ngăn giữa các không gian hoặc để trang trí.

24. Matcha

Matcha 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Matcha được biết đến là trà xanh Nhật Bản được sử dụng tại buổi lễ trà đạo. Một tập hợp các phụ kiện matcha phải bao gồm bát matcha, muỗng chashaku, trà Chasen…

25. Hộp Bento

bento10 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật BảnBento là một bữa ăn, thường bao gồm cơm, cá, thịt và rau nấu chín, thường được phục vụ trong một hộp được chia thành nhiều ngăn. Các hộp bento được làm từ gỗ sơn mài, xuất hiện vào khoảng năm 1600 và vẫn còn phổ biến cho đến ngày hôm nay, ngay cả khi hộp bento nhựa vẫn được sử dụng.

26. Dao bếp Nhật Bản

dao nhat ban 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Một loại vật dụng được sử dụng rất nhiều trong nhà bếp gia đình là con dao truyền thống của Nhật Bản. Trên thực tế, có hai loại dao truyền thống Nhật Bản là Honyaki được làm hoàn toàn bằng thép carbon và Kasumi được làm từ vật liệu giống như thanh kiếm samurai nổi tiếng. Bất kể phương pháp chế tạo nào thì dao Nhật Bản được coi là tốt nhất trên thế giới.

27. Koinobori

Koinobori 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Koinobori, koi mang nghĩa là cá chép và nobori có nghĩa là biểu ngữ, đây là một loại gió bay hình cá chép truyền thống ở Nhật Bản để kỷ niệm trong lễ hội Tango no Sekku. Ngay cả khi nó chỉ được sử dụng mỗi năm một lần, những chúng vẫn được bán trong suốt năm như món quà lưu niệm.

28. Diều

dieu nhat ban 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Những con diều đầu tiên được đưa đến Nhật Bản do các nhà sư Phật giáo và nó được sử dụng cho mục đích tôn giáo. Trong thời hiện đại, diều đã trở thành một phương tiện giải trí phổ biến và chúng thường được làm quà tặng năm mới cho trẻ em Nhật Bản. Diều Nhật Bản được bán như quà lưu niệm với hình ảnh của các anh hùng nổi tiếng hay các thần linh.

29. Bản sao thanh kiếm Samurai

kiem Samurai nhat ban 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Các bản sao thanh kiếm samurai không thể không có trong danh sách các món quà lưu niệm ở Nhật Bản. Nó có sẵn tất cả các kích cỡ, từ thu nhỏ đến bản sao hoàn chỉnh với mức độ khác nhau của chi tiết.

30. Gốm sứ Nhật Bản

gom su nhat ban 30 món quà lưu niệm phổ biến tại Nhật Bản

Có khoảng 18 phong cách chính của đồ gốm Nhật Bản, một số được sản xuất bởi các bậc thầy về gốm từ nhiều thế kỷ trước, một số hiện đại hơn được làm theo phong cách Trung Quốc. Bạn có rất nhiều lựa chọn, vì vậy bạn có thể chọn để phù hợp với sở thích của riêng bạn.

Xem thêm các bài khác

Bài viết ngẫu nhiên
Lịch sử Kimono qua các thời kỳ.
Lịch sử Kimono qua các thời kỳ.
Phong cách sống đáng ngưỡng mộ của người Nhật
Phong cách sống đáng ngưỡng mộ của người Nhật
Những khu phố độc đáo ở Nhật Bản
Những khu phố độc đáo ở Nhật Bản
Tắm suối nước nóng và ngủ phòng Tatami ở Nhật
Tắm suối nước nóng và ngủ phòng Tatami ở Nhật
Trinh nữ Miko trong đền thờ Nhật Bản
Trinh nữ Miko trong đền thờ Nhật Bản
Nghệ thuật sơn mài Nhật Bản
Nghệ thuật sơn mài Nhật Bản
Tắm nước lạnh, ôm tảng băng lớn để cầu may
Tắm nước lạnh, ôm tảng băng lớn để cầu may
Pokemon- biểu tượng chính thức của Nhật Bản tại World Cup 2014
Pokemon- biểu tượng chính thức của Nhật Bản tại World Cup 2014
Độc đáo cầu lông Hanetsuki Nhật Bản
Độc đáo cầu lông Hanetsuki Nhật Bản
Tháng 5 của người Nhật
Tháng 5 của người Nhật


Fanpage "tiếng nhật 24h"