Le Van Hoan
14/03/2014

Ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản

Ngành truyện tranh Nhật Bản, gọi là manga, ban đầu ra đời và phát triển như một hình thức giải trí của người lớn. Sau một thời gian, truyện tranh dành cho trẻ em mới xuất hiện. Truyện tranh dành cho trẻ em như hiện nay chỉ có khoảng 70 năm trước.

Ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản
Manga cho trẻ em thực ra ra đời sau manga cho người lớn.

Trong ngành vẽ tranh khắc gỗ Ukiyoe phát triển mạnh mẽ vào thời Edo, có một loạt tranh lấy các đề tài vui để gây cười. Đây được coi là nguồn gốc của truyện tranh manga Nhật Bản. Điều quan trọng là đối tượng của tranh này là người lớn, và đó là mặt hàng để bán. Việc truyện tranh ra đời và phát triển theo kiểu hàng hóa như vậy là đặc trưng của ngành truyện tranh Nhật Bản và có lẽ “thị trường” truyện tranh Nhật Bản được hình thành nhanh nhất. Đến cuối thời Edo, truyện tranh cho trẻ em dần dần xuất hiện, nhưng khi đó số lượng không nhiều lắm.

Vào giai đoạn từ cuối thời kỳ Taisho đến đầu thời kỳ Showa, tức khoảng 70 năm trước, mới bắt đầu có những truyện tranh có cốt truyện riêng mà trẻ em ưa thích. Trong số độc giả trẻ của truyện tranh thời kỳ này có ông Tezuka Osamu. Sau thế chiến 2, ông cải tiến cách trình bày của truyện tranh, áp dụng các phương pháp biểu hiện của phim ảnh. Có thể nói ông là người phát minh ra kiểu manga Nhật Bản hiện nay. Manga theo kiểu mới của ông rất được độc giả ưa chuộng. Hầu hết các tác giả truyện tranh Nhật Bản ngày nay vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của ông Tezuka, trong đó có ông Fujiko Fujio, tác giả của Đôrêmôn, ông Toriyama Akira, tác giả của 7 viên ngọc rồng v,v…

Ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản
Manga trở thành một ngành công nghiệp phát triển tại Nhật Bản.

Hiện tại có thể phân truyện tranh ở Nhật Bản làm 4 loại chính: truyện cho trẻ em trai, truyện cho trẻ em gái, truyện cho thanh niên và truyện cho người lớn – phát hành hàng tuần, hàng tháng hoặc nửa tháng. Các tạp chí truyện tranh cho trẻ em trai và trẻ em gái thường dày chừng 400 trang với khoảng 15 truyện dài kỳ. Có những loạt truyện dài kỳ được ưa chuộng kéo dài tới cả chục năm. Thông kê sơ bộ cho thấy tổng số tạp chí truyện tranh cho trẻ em trai in hàng tuần vào khoảng 10 triệu bản và ước tính 2/3 các cậu thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi thường xuyên đọc truyện tranh. Trong khi đó, 1/6 các em gái cùng độ tuổi này là độc giả thường xuyên của các truyện dành cho trẻ em gái. Tạp chí truyện tranh cho thanh niên và người lớn thường dày chừng 250 trang với khoảng 10 truyện tranh dài kỳ và thêm khoảng 5 truyện thuộc loại tạm gọi là “giải trí rẻ tiền”.

Tạp chí truyện tranh bán chạy nhất ở Nhật Bản là “Sho-nen Magazine” mỗi tuần phát hành 4.200.000 bản còn”Sho-nen Jump”, tạp chí được xếp thứ 2, là 4.100.000 bản, chưa kể rất nhiều tạp chí và đầu sách truyện tranh khác.

Truyện tranh manga Nhật Bản phát triển mạnh mẽ một phần nhờ phối hợp với truyền hình. Sự phối hợp giữa truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản quả thực tỏ ra cực kỳ hiệu quả. Những tập truyện hay lập tức được dựng thành phim chiếu rộng rãi và ngược lại, những bộ phim hoạt hình ăn khách cũng có mặt ngay tại quầy sách dưới dạng truyện tranh.

Tiếp theo những tập truyện và phim hoạt hình nổi tiếng tại Nhật Bản và trên thế giới từ những năm 60-70 như Đôrêmôn, Candy Candy, Kimba – chú sư tử trắng, một loạt những truyện tranh và phim hoạt hình ăn khách ra đời sau này như Akira, Evangelion, Pocket Monster, và nổi bật là phim Công chúa Mononoke của ông Miyazaki Hayao, phát hành năm 1997, lập kỷ lục mọi thời đại về doanh số bán vé trong nước Nhật, vượt qua cả bộ phim nổi tiếng “E.T, sinh vật ngoài Trái đất” của Hollywood. Tính đến ngày 22/3/1998, tức là 255 ngày kể từ khi bắt đầu chiếu, có 13.165.758 lượt khán giả xem phim này và doanh thu từ bán vé đạt hơn 18 tỉ yen, tương đương 140 triệu đôla.

Truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản đã vượt biển Nhật Bản và Thái Bình Dương đến với thế giới từ rất lâu. Có thể nói phim hoạt hình của Nhật Bản hiện có vị trí khá vững vàng tại nhiều quốc gia châu Âu và mới đây là các nước châu Á.

Truyện tranh manga là một khía cạnh mang tính chất văn hóa của người Nhật, mang những đặc điểm riêng biệt, khác với ngành truyện tranh của các nước trên thế giới. Truyện tranh Nhật Bản đã và sẽ phát triển mạnh không chỉ ở Nhật Bản mà cả nhiều nước khác, cùng với những phát triển trong công nghệ thông tin và những ý tưởng sáng tạo của các tác giả truyện tranh Nhật Bản.


Bài viết ngẫu nhiên
Pokemon- biểu tượng chính thức của Nhật Bản tại World Cup 2014
Pokemon- biểu tượng chính thức của Nhật Bản tại World Cup 2014
Quan niệm 12 con giáp của người Nhật và Người Việt
Quan niệm 12 con giáp của người Nhật và Người Việt
Hoa tử đằng – tình yêu bất diệt
Hoa tử đằng – tình yêu bất diệt
Rượu Sake – Nét độc đáo trong ẩm thực của người Nhật
Rượu Sake – Nét độc đáo trong ẩm thực của người Nhật
Bên trong bảo tàng sex bỏ hoang của Nhật
Bên trong bảo tàng sex bỏ hoang của Nhật
Gion – khu phố Geisha duy nhất còn lại ở Nhật Bản
Gion – khu phố Geisha duy nhất còn lại ở Nhật Bản
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản
Chân dung xã hội đen Nhật Bản qua ảnh
Chân dung xã hội đen Nhật Bản qua ảnh
Tiếng nhật chuyên ngành kỹ thuật Điện tử (技術専用語)
Tiếng nhật chuyên ngành kỹ thuật Điện tử (技術専用語)
Con dấu và danh thiếp ở Nhật Bản
Con dấu và danh thiếp ở Nhật Bản


Fanpage "tiếng nhật 24h"