lê hoàn
22/04/2014

Quan niệm cái chết đối với người Nhật

Quan niệm về cái chết đối với người Nhật có thể rất cực đoan, nhưng nếu biết và hiểu về văn hóa Nhật, bạn cảm nhận được điều đó không cực đoan mà đặc biệt ý nghĩa. Con người Nhật cũng như hoa anh đào: tinh tế, và biết rụng rơi khi hương sắc vẫn đang tuyệt mĩ nhất.

Quan niệm cái chết đối với người Nhật

Hình ảnh minh họa.

I. Hiện tượng: 

- Người già Nhật Bản ngày xưa vào núi ở tuổi 70, chết trong núi để khỏi ảnh hưởng đến con cái (xin xem tác phẩm Truyện kể núi Narayama).

- Nam nữ yêu nhau không lấy được nhau, rủ nhau đến vùng xa xôi nào đó, trao thân rồi cùng tự sát (xin xem truyện Tự sát ngày đính hôn).

- Các nhà văn Nhật Bản có truyền thống tự sát vì tuổi già sộc đến, cái đẹp họ suốt đời tìm kiếm đã rời xa. Cảm thức thẩm mĩ không cho phép họ níu kéo sự sống. Và họ muốn ra đi vào lúc trong lòng vẫn vẹn nguyên cái đẹp, và trong con mắt của mọi người họ đang được sự ngưỡng mộ nhất.

- Võ sĩ vào trận chỉ một là chiến thắng hai là mổ bụng tự sát (harakiri, sappuku).

- Trong bối cảnh xưa, người Nhật không kiểm soát được việc phá thai. Nếu người mẹ sinh đứa con mà cảm thấy không nuôi nổi thì thường giết. Họ cho rằng thà để đứa con chết đi còn nhân đạo hơn để nó sống trong cực nhục…

II. Nguyên nhân:

- Về địa lý – văn hóa: 
Đất nước của thiên tai với động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố. Cái chết xảy ra bất cứ lúc nào. Con người thường xuyên đối mặt với cái chết. 

Hoa anh đào là quốc hoa của Nhật , 1 loài hoa thoắt nở thoắt tàn. Thiên nhiên thì tươi đẹp nhưng cũng giống như hoa anh đào khá mong manh khiến lòng người trở nên rất tinh tế và nhạy cảm.

- Về sử – văn hóa:
Nội chiến , tranh đoạt quyền lực liên miên giữa các dòng họ.

- Tôn giáo bản địa: 
Thần đạo, Phật giáo, Thiền tôn thờ cái hư không, tính chất vô thường của cuộc sống ( Xin xem thêm câu mở đầu Truyện kể Heike: “Chuông đền Gion rung lên ngân trong trái tim mọi người luôn nhắc ta rằng tất cả đều phù du. Những bông hoa héo tàn của những cây bồ đề bên chiếc giường nơi Đức Phật nhập Niết Bàn đã làm chứng cho một chân lý: đời có thịnh ắt có suy…”.

III. Ý nghĩa :

- Con người thấu hiểu sinh-tử là lẽ thường của mọi sự sống, là con người giác ngộ. Đồng thời cũng thấu hiểu quy luật của sự phát triển. 

- Chính điều này làm chúng ta cảm thấy thật buồn cười cho những kẻ cứ mong tìm thuốc trường sinh, hay nghiên cứu về gen chống lão hóa. Bởi vì, mỗi thế hệ có nhận thức khác nhau, và tự nhiên chỉ giao cho mỗi thế hệ làm được một chút gì đó rồi nhường lại cho thế hệ kế cận. 

- Đến lúc nào đó tư duy của thế hệ trước sẽ cứng lại trước những đổi thay của xã hội, hoàn cảnh, không thể tiếp thu mọi tư tưởng mới. Từ đó dẫn đến tính bảo thủ tăng lên. Nếu thế hệ đó không chết đi, không ngã xuống thì sự bảo thủ sẽ gây trì trệ xã hội và làm chậm bước phát triển của nhân loại.

- Biết chết sẽ biết sống. Khi thường xuyên đối mặt với cái chết, được giáo dục về cái chết và sự mất mát, người ta sẽ yêu sự sống hơn, yêu những gì đang có và có ý thức giữ gìn nó hơn. 

- Không sợ chết nên không có gì đáng sợ với người Nhật. Họ đã sống hết mình bằng ý chí và sự nỗ lực tột cùng, tạo nên sự phát triển của Nhật rất nhanh để trở thành cường quốc.


Bài viết ngẫu nhiên
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa tháng 5 tại Nhật Bản
Vì sao nữ sinh Nhật thích mặc váy ngắn?
Vì sao nữ sinh Nhật thích mặc váy ngắn?
Búp bê cầu mưa Tezu Tezu Bouzu Nhật Bản
Búp bê cầu mưa Tezu Tezu Bouzu Nhật Bản
Sempai – Kohai, Nét đẹp văn hóa Nhật Bản
Sempai – Kohai, Nét đẹp văn hóa Nhật Bản
Nghệ thuật cắt giấy
Nghệ thuật cắt giấy
Những quy tắc đáng lưu ý khi đến Nhật Bản
Những quy tắc đáng lưu ý khi đến Nhật Bản
Những đồ ăn đắt đỏ nhất Nhật Bản
Những đồ ăn đắt đỏ nhất Nhật Bản
Đũa trong văn hoá ẩm thực các quốc gia
Đũa trong văn hoá ẩm thực các quốc gia
Uchikake Nhật Bản
Uchikake Nhật Bản
Top 10 bộ phim anime hay nhất
Top 10 bộ phim anime hay nhất


Fanpage "tiếng nhật 24h"