Kokomi
20/04/2014

Những ngôi nhà không sáng đèn ở Nhật Bản

Người nước ngoài lần đầu đến “đất nước mặt trời mọc” thường chú ý tới những ngôi nhà nhìn bề ngoài khá tươm tất nhưng tối đến không bao giờ sáng đèn. Còn dân bản địa thì không muốn nói tới chủ đề này, thậm chí còn tránh không đi ngang qua những ngôi nhà bỏ hoang đó. 
 
Những ngôi nhà không sáng đèn ở Nhật Bản
Tinh thần võ sĩ đạo vẫn còn nặng nề ở Nhật Bản?
 
Vấn đề là trong những ngôi nhà vô chủ nói trên từng xảy ra các vụ tự tử. Người Nhật kiêng không mua, không thuê vì sợ xui. Số lượng nhà “không sáng đèn” mỗi năm một tăng vì Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng đầu về số người tự tử. Riêng năm 2011 “đất nước hoa anh đào” có lẽ chiếm vị trí vô địch tuyệt đối vế lượng người mất hết niềm vui sống.
 
Chống tự tử bằng cách nào?
Cũng như ở mọi nơi khác, người Nhật chán sống vì nhiều nguyên nhân. Nhưng thông thường nhất là do những vấn đề riêng tư và khó khăn tài chính. Nhóm nguy cơ ở Nhật là lứa tuổi “dở ông dở thằng” và những người đàn ông tuổi từ 30 đến 40 thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, các chuyên gia về hiện tượng tự tử ở Nhật cũng lưu ý tới những đặc điểm văn hóa đặc thù của người dân nước này. Chẳng hạn, tục rạch bụng quyên sinh của các võ sĩ Samurai khi danh dự bị tổn thương hay không hoàn thành nhiệm vụ.
Thời võ sĩ đạo ở Nhật Bản đã qua từ lâu nhưng nhiều người dân nước này vẫn đặt danh dự lên trên tính mạng. Không hiếm trường hợp quan chức tự sát vì bị buộc tội tham nhũng. Không có gì nhục nhã hơn là bị chính vợ con của mình khinh rẻ và tài khoản ngân hàng bị khóa. Trong trường hợp này thì lối thoát duy nhất là đoạn dây thừng.
Quả thật, theo con số thống kê, phần lớn các vụ tự sát ở Nhật xảy ra dưới hình thức treo cổ. Hiếm khi người Nhật treo cổ ở nhà mà họ đi vào cánh rừng hoặc khu công viên gần nhất. Không phải ngẫu nhiên mà trong rừng hay công viên ở nước này có các tấm biển lạ lùng “Hãy gìn giữ tính mạng, không được tự hủy hoại bản thân!”.
Kênh truyền hình NHK nhận xét rằng năm nay số vụ tự sát ở Nhật Bản tăng mạnh, đó là do vụ thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 11/3. Nhiều người tìm đến cái chết sau khi bị tác động cách này hay cách khác của trận thiên tai khủng khiếp. Có người thì mất hết thân nhân, có người chẳng còn nhà cửa, tài sản. Chính phủ đã cố gắng rất nhiều để giúp đỡ các nạn nhân nhưng có những vấn đề người dân phải tự giải quyết. Hằng tháng, vào ngày 11 số người Nhật tự tử cao hơn những ngày khác.
Chính quyền Nhật Bản tìm mọi cách để hạn chế các vụ tự tử. Ta có thể thấy cảnh sát có mặt tại các cánh rừng – công viên nhiều hơn trên đường phố. Nhiệm vụ của họ không chỉ theo dõi trật tự công cộng (hầu như không ai vi phạm trật tự cả) mà còn… gỡ các thi thể ra khỏi dây thừng treo trên cành cây. Có cách khác để chống lại tệ nạn xã hội này là dùng biện pháp tài chính.
Gia đình của người lao đầu vào tàu hỏa sẽ bị hãng xe lửa phạt tiền. Còn các cơ quan dịch vụ công cộng có quyền đòi bồi thường đối với thân nhân của người nhảy từ mái nhà cao tầng xuống phố. Cảnh sát cũng có thể lập biên bản vi phạm hành chính đối với gia đình người tự tử vì đã gây phiền cho xã hội. Số tiền phạt rất lớn, đủ để những người chán sống phải chùn bước khi nghĩ tới gánh nặng mà họ để lại cho bố mẹ, vợ chồng, con và thậm chí là cháu. Điều này là khó có thể chấp nhận đối với người Nhật vốn coi trọng trách nhiệm đối với gia đình.
 
Đi tìm lời giải về đại dịch tự tử ở Nhật
Các kênh truyền hình và báo in ở Nhật tải đầy các tài liệu kêu gọi người dân đừng đánh mất niềm vui sống. Trong khi đó trên mạng lại tràn ngập các trang web hô hào thành lập các nhóm để tự tử tập thể. Các trang web này không bị cấm. Đây có thể là lỗ hổng trong pháp luật của Nhật Bản mà cũng có thể đây là mối quan hệ truyền thống giữa nhà nước và xã hội ở nước này. Không ai có thể can thiệp vào đời tư của ai và những người chán sống có quyền được chết (?).
Các tổ chức tôn giáo ở Nhật Bản tích cực nhất trong việc chống lại tệ nạn tự tử. Tuy nhiên, người Nhật không quá sùng đạo. Bên cạnh số lượng người theo chủ nghĩa vô thần đông đảo thì nhiều người có đạo cũng thay đổi liên tục niềm tin của mình hoặc đồng thời theo hai, ba tôn giáo. Chẳng hạn, không ai cấm các Phật tử thực hành các nghi lễ của đạo Cơ đốc.
Hơn nữa, nếu coi dịch tự tử ở Nhật là do niềm tin tôn giáo không mãnh liệt thì chúng ta đã đơn giản hóa vấn đề. Nếu không thì lý giải sao đây trước tình trạng người gốc Iran tự tử nhiều nhất trong số các kiều dân ở Nhật Bản? Đạo Hồi nghiêm cấm việc tự sát kia mà! Nói cách khác, phải có lời giải thích khác cho vấn nạn “nhà không sáng đèn” ở Nhật Bản. Nhưng cụ thể là như thế nào thì cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Bài viết ngẫu nhiên
Những lời khuyên từ người Nhật
Những lời khuyên từ người Nhật
Tiếng Nhật ngành Thời trang - Làm đẹp
Tiếng Nhật ngành Thời trang - Làm đẹp
Bí ẩn về nghi thức mổ bụng tự sát của các Samurai
Bí ẩn về nghi thức mổ bụng tự sát của các Samurai
Tang lễ ở Nhật Bản
Tang lễ ở Nhật Bản
Những ngôi nhà không sáng đèn ở Nhật Bản
Những ngôi nhà không sáng đèn ở Nhật Bản
Top 10 bộ phim anime hay nhất
Top 10 bộ phim anime hay nhất
Top 10 fashion icon đình đám xứ hoa anh đào
Top 10 fashion icon đình đám xứ hoa anh đào
Tắm suối nước nóng và ngủ phòng Tatami ở Nhật
Tắm suối nước nóng và ngủ phòng Tatami ở Nhật
Trải Nghiệm 8 Nét Thú Vị Trong Văn Hóa Nhật Bản
Trải Nghiệm 8 Nét Thú Vị Trong Văn Hóa Nhật Bản
Pokemon- biểu tượng chính thức của Nhật Bản tại World Cup 2014
Pokemon- biểu tượng chính thức của Nhật Bản tại World Cup 2014


Fanpage "tiếng nhật 24h"